Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 72/KH-UBND
Ngày ban hành 02/04/2013
Ngày có hiệu lực 02/04/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Đàm Văn Bông
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 72/KH-UBND

Hà Giang, ngày 02 tháng 04 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH HÀ GIANG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030

Phần I

TÌNH HÌNH CHUNG

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2007 - 2012

HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của thành phố.

Tại Hà Giang, ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1998 và đến cuối 31/11/2012 qua hệ thống giám sát HIV/AIDS của Trung tâm phòng, chng HIV/AIDS đã có 1.631 ca nhiễm HIV, 745 bệnh nhân AIDS và 293 trường hp tử vong được báo cáo. Số ca nhiễm HIV mới được báo cáo hàng năm có xu hướng duy trì tương đối ổn định trong vòng 5 năm gần đây, với khoảng 120-150 ca nhiễm mới mỗi năm. Địa bàn báo cáo có người nhiễm HIV/AIDS bao phủ 11/11 huyện/thành phố và 95/195 xã, phường. Lây nhiễm HIV tại thành phố đang có xu hướng trẻ hóa và chuyển đổi về mô hình lây nhiễm HIV, trong đó nhiễm HIV qua tiêm chích ma túy có chiều hướng giảm rõ rệt và tình dục không an toàn đang dần chiếm ưu thế, với số phụ nữ phát hiện nhiễm HIV càng nhiều.

Tỷ lệ nhiễm HIV /100.000 dân là: 163; tỷ lệ hiện nhiễm 0,21; Người nhiễm HIV chủ yếu phân bổ ở Thành phố (35,28 %); Bắc Quang (24,86 %); Vị Xuyên (14,31 %); Quang Bình (5,35 %); Hoàng Su Phì (2,64 %); Xín Mần (1,46 %); Quản Bạ (1,46 %); Yên Minh (1,81%); Đồng Văn (2,01%); Mèo Vạc (2,5%); Bắc Mê (3,61%).

Về phân bố người nhiễm HIV theo giới: Người nhiễm HIV vẫn chủ yếu là nam giới chiếm tỷ lệ 71,94%, trong khi đó nữ giới chỉ chiếm tỷ lệ 28,06%.

Về phân bố nhiễm HIV trong nhóm NCMT có xu hướng giảm nhẹ: năm 2007 (52,15%); năm 2010 (52,59%) và năm 2012 (50,97%). Tuy nhiên nhiễm HIV qua đường tình dục có xu hướng tăng nhanh: năm 2007 (0,48%); năm 2010 (11,75%) và năm 2012 (15,97%).

Trước tình hình dịch HIV/AIDS tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã phê duyệt và ban hành Chiến lược PC HIV/AIDS giai đoạn 2010 và tầm nhìn 2020 của tỉnh. Qua 5 năm tổ chức thực hiện kế hoạch, tỉnh Hà Giang đã hoàn thành tốt mục tiêu đặt ra là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV dưới 0,2% trong cộng đồng dân cư đến năm 2010.

II. KT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020 TỈNH HÀ GIANG

1. Kết quả

a) Công tác quản lý, tổ chức chỉ đạo: UBND tỉnh và 100% các huyện, thành phđã thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống Tội phạm & Ma túy, Mại dâm, HIV/AIDS và ban hành các văn bản như triển khai kế hoạch hàng năm, triển khai tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Tháng hành động quốc gia phòng, chống AIDS, hoạt động can thiệp giảm hại...

Ngành Y tế đã thành lập mạng lưới phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh: Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, mỗi TTYT các huyện/thành phố có 01 cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS, mỗi Trạm Y tế xã/phường có 01 cán bộ kiêm nhiệm phòng, chống HIV/AIDS.

Tổ chức triển khai giám sát các hoạt động phòng chống HIV/AIDS bao gồm nhiều đợt giám sát các hoạt động quản lý, chăm sóc, điều trị, dự phòng HIV/AIDS tại tuyến huyện/xã; các phòng khám ngoại trú, Trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội được triển khai có hiệu quả.

b) Công tác thông tin giáo dục truyền thông: Trong công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi đã có nhiều hoạt động, đa dạng về loại hình và hướng tới nhóm đích nhiều hơn. Trong giai đoạn 2007-2012 đã tổ chức 534 buổi truyền thông trực tiếp cho 650.000 lượt cán bộ, người dân tại cộng đồng, học sinh, sinh viên và các đối tượng nguy cơ cao tham dự. Công tác truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng cũng được đẩy mạnh với các buổi phát thanh truyền hình, Chuyên mục Phòng chống HIV/AIDS trên Báo Hà Giang, Bản tin Sức khỏe Hà Giang, bản tin phòng chống HIV/AIDS Hà Giang. Các cuộc thi, hội thi cộng tác viên, tuyên truyền viên giỏi phòng chống HIV/AIDS được Trung tâm Phòng chng HIV/AIDS, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, Công an tỉnh, Đoàn Thanh niên tổ chức tốt, thu hút nhiều người tham gia. Hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông có những bước chuyển biến rõ rệt. Đạt chỉ tiêu 60% người dân tại cng đồng được truyền thông phòng chống HIV/AIDS.

c) Công tác can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai từ năm 2005 đến nay, cụ thể: Hoạt động can thiệp giảm tác hại như chương trình bao cao su, chương trình bơm kim tiêm đã được đẩy mạnh. Hàng năm cấp miễn phí hàng ngàn BCS, BKT sạch. Độ bao phủ chương trình can thiệp giảm hại đạt 100%, 70% người NCMT được tiếp cận chương trình BKT (chỉ tiêu giao 80%); 82% nhân viên nhà hàng khách sạn được tiếp cận chương trình BCS (chỉ tiêu 80%)

d) Hoạt động tư vấn, xét nghiệm tự nguyện trong giai đoạn 2007-2012 được mở rộng, Mỗi năm phát hiện hàng trăm người nhiễm mới (năm 2007: 417 người; 2008: 268 người; 2009: 150 người; 2010: 386 người; 2011: 152 người; 11 tháng/2012: 71 người). Số mẫu xét nghiệm HIV tự nguyện vượt chỉ tiêu giao (năm 2007: 132%; năm 2008: 157%; năm 2009: 231%;m 2009: 186%; năm 2010: 197%; năm 2011: 164%; năm 2012: 121%).

đ) Chương trình tiếp cn điều trị từ năm 2007 đến 2012 lũy tích số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV) là 472 bệnh nhân (trong đó 450 người lớn; 22 trẻ em); Số bệnh nhân được điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội bằng Cotrimoxazole là 272 bệnh nhân. Số trường hp tai nạn rủi ro nghề nghiệp được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV là 11 trường hợp. Qua các năm có trên 80-90% bệnh nhân AIDS được điều trị bằng ARV (chỉ tiêu 70%); 100% trẻ em nhiễm được điều trị ARV (chỉ tiêu 80%);

e) Chương trình Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con 2007-2011: Đã phát hiện 51 phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trong đó có 48 trường hợp được điều trị dự phòng lây truyền HIV tmẹ sang con (01 trường hợp sảy thai; 2 trường hợp không điều trị do không đến đẻ tại BV); 39 trẻ còn sống, hiện đã xét nghiệm 22 trẻ đủ 24 tháng tuổi và cả 22 trẻ đều (-). 100% bà mẹ mang thai nhiễm được điều trị dự phòng lây truyền mẹ con (chỉ tiêu 80%).

2. Tồn tại, khó khăn, thách thức

Tuy đã đạt được mục tiêu đề ra, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện đã bộc lộ những tồn tại, khó khăn, thách thức:

- Một số cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân các cấp chưa quan tâm và triển khai triệt để các nội dung kế hoạch, độ bao phủ các hoạt động can thiệp còn hạn chế do thiếu đầu tư và sự chỉ đạo, đặc biệt là tuyến huyện, xã, phường.

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức trong hệ thống chính trị chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, có nơi có lúc còn phó mặc cho ngành y tế. Một số huyện/thành phố chưa huy động được cộng đồng, xã hội tham gia vào hoạt động phòng, chng HIV/AIDS.

- Mức đầu tư cho chương trình HIV/AIDS còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào đầu tư của chương trình mục tiêu Quốc gia, dự án vì thế không chủ động được nguồn lực. Trong khi đó, nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS từ các dự án ngày càng giảm.

- Lây nhiễm HIV tại tỉnh mặc dù có dấu hiệu chững lại trong những năm gần đây song vẫn tồn tại các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn làm bùng phát dịch nếu không tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.

Phần II

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ