Kế hoạch 714/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình 26-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII về nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021-2025
Số hiệu | 714/KH-UBND |
Ngày ban hành | 12/10/2021 |
Ngày có hiệu lực | 12/10/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đắk Nông |
Người ký | Tôn Thị Ngọc Hạnh |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 714/KH-UBND |
Đắk Nông, ngày 12 tháng 10 năm 2021 |
Thực hiện Chương trình số 26-CTr/TU ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII về nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình số 26-CTr/TU); Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình số 26-CTr/TU (sau đây viết tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
1. Mục đích
Triển khai có hiệu quả Chương trình hành động số 26-CTr/TU, bám sát, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để đạt mục tiêu của Chương trình số 26-CTr/TU đã đề ra: “Phát triển kinh tế - xã hội, củng cố tăng cường quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là đầu tư cho phát triển bền vững, toàn diện gắn liền với giảm nghèo bền vững. Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hút các nguồn lực đầu tư tập trung vào vùng đồng bào DTTS một cách có trọng tâm, trọng điểm, tạo điều kiện để các DTTS phát huy được nội lực nhằm tự lực vươn lên cải thiện rõ rệt đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của tỉnh. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS; nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia. Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước”.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, Ban ngành liên quan và các địa phương để chủ động tổ chức triển khai thực hiện hàng năm và giai đoạn.
2. Yêu cầu
Các Sở, Ban, ngành liên quan và các địa phương căn cứ nhiệm vụ được phân công, tổ chức cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện bằng các hoạt động gắn với chức năng quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương để thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra của Chương trình số 26-CTr/TU.
Tăng cường huy động xã hội hóa và lồng ghép các nhiệm vụ của Kế hoạch với các chương trình, dự án, đề án của Trung ương và địa phương để đảm bảo thực hiện hoàn thành và vượt các chỉ tiêu, các mục tiêu của Kế hoạch. Trong đó, chú trọng lồng ghép nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội; tránh sự trùng lặp, chồng chéo với các chương trình, dự án khác.
Có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, Ban, ngành, địa phương, huy động các cấp, các ngành vào cuộc để chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra; định kỳ tổ chức đánh giá, đảm bảo được chế độ thông tin, báo cáo kịp thời theo quy định.
(Có phụ lục nhiệm vụ cụ thể kèm theo)
1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch gồm: Nguồn kinh phí lồng ghép từ các chương trình, dự án, đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; vốn ngân sách Nhà nước được phân bổ hàng năm cho các địa phương, đơn vị; khuyến khích huy động nguồn lực xã hội từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ nhiệm vụ được phân công, các Sở, Ban, ngành, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch triển khai và bảo vệ kinh phí thực hiện trong dự toán hàng năm theo phân cấp ngân sách.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện các hoạt động tại địa phương theo quy định.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Làm cơ quan đầu mối tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể được phân công.
- Tham mưu tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết về kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo đúng quy định hiện hành.
3. Các Sở, Ban, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao của đơn vị, chủ trì xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ hội, đoàn viên, hội viên. Xây dựng kế hoạch, phân công theo dõi, giúp đỡ đoàn viên, hội viên người đồng bào DTTS phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần.