ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 103/KH-UBND
|
Vĩnh Phúc, ngày
27 tháng 04 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, THỂ THAO NÂNG CAO ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA, TINH THẦN CHO NHÂN DÂN NÔNG THÔN, MIỀN NÚI VÀ CÔNG NHÂN CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC, GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030
Thực hiện Nghị quyết số
12-NQ/TU, ngày 12/3/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, về nâng cao
thu nhập và phúc lợi của người dân Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm
2030; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phúc lần thứ XVII; Chương trình hành động của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy; Kế hoạch
số 96/KH-UBND ngày 08/6/2020 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số
12-NQ/TU, ngày 12/3/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, về nâng cao
thu nhập và phúc lợi của người dân Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm
2030; Kế hoạch số 40/KH-UBND, ngày 24/2/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về thực hiện
Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị, Quyết định số
2215/QĐ-TTg, ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tri số 25- TT/TU
ngày 24/8/2020, kế hoạch số 12-KH/TU ngày 07/1/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tại Tờ trình số 69/TTr-UBND ngày 14/4/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Văn hóa, Thể thao nâng cao đời sống
văn hóa, tinh thần cho nhân dân nông thôn, miền núi và công nhân các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030, như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao mức hưởng thụ văn
hóa, tinh thần và phát huy vai trò làm chủ trong xây dựng đời sống văn hóa, xóa
bỏ các hủ tục lạc hậu; định hướng người dân hướng tới các giá trị văn hóa lành
mạnh, bổ ích; từng bước thu hẹp khoảng cách về mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần
giữa thành thị, nông thôn, miền núi; quan tâm đến đến đời sống văn hóa của công
nhân các khu công nghiệp.
- Tuyên truyền hiệu quả các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thông qua các hoạt
động của Chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao;
- Bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp của các địa phương gắn với phát triển du lịch;
- Tạo sự chuyển biến mới về chất
lượng cuộc sống và hoạt động, qua đó không ngừng hoàn thiện nhân cách theo tiêu
chí chân - thiện - mỹ; trực tiếp góp phần hoàn thiện chất lượng tinh thần,
trình độ tư tưởng, bản lĩnh văn hóa của mỗi người dân.
2. Yêu cầu
- Đổi mới phương thức tổ chức
hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao phục vụ nông thôn, miền núi,
vùng dân tộc thiểu số kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố truyền thống và hiện đại,
phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương, thu hút đông đảo nhân dân, công nhân
tham gia;
- Tổ chức các hoạt động văn
hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao đa dạng, phong phú, phù hợp, có trọng tâm, trọng
điểm; bảo đảm thiết thực, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả; có sự thống nhất, đồng
bộ trong công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện.
II. ĐỐI TƯỢNG
THỤ HƯỞNG
1. Người dân nông
thôn, miền núi: (Theo Biểu số 1,2).
2. Công nhân các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh (Theo Biểu số 3).
III. NỘI
DUNG, GIẢI PHÁP
1. Hoạt động
văn hóa:
1.1.
Hoạt động nghệ thuật biểu diễn: Qua thời gian biểu diễn nghệ
thuật chuyên nghiệp phục vụ nhân dân các xã miền núi, nông thôn, khảo sát nhu cầu
thưởng thức nghệ thuật của công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh,
đã cho thấy thực tế nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của nhân dân rất lớn
và đa dạng. Do vậy, chương trình biểu diễn nghệ thuật đảm bảo phù hợp với nhu cầu
thưởng thức các nhóm đối tượng và văn hóa đặc trưng các vùng miền, cụ thể:
- Phục vụ nhân dân miền núi,
nông thôn 02 chương trình/xã, thị trấn, trong đó:
+ Chương trình nghệ thuật truyền
thống gồm các thể loại: vở diễn, trích đoạn, tiểu phẩm, hài kịch, các làn điệu
dân ca, các loại hình nghệ thuật tiêu biểu các dân tộc của tỉnh Vĩnh Phúc,…
mang tính giáo dục, giải trí cao, qua đó nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc
văn hóa vùng miền.
+ Chương trình ca múa nhạc gồm
các thể loại: nhạc nhẹ, nhạc trữ tình, vũ điệu sôi động, hiện đại thể hiện nhịp
sống công nghiệp năng động, sáng tạo, phát triển và hội nhập, giới thiệu những
tác phẩm mới về Vĩnh Phúc.
- Phục vụ công nhân tại các khu
công nghiệp 02 chương trình/khu công nghiệp, trong đó:
+ Tổ chức các buổi giao lưu,
tọa đàm giữa các diễn giả, nhà tâm lý… nổi tiếng trong nước cho công nhân các
khu công nghiệp, qua đó nâng cao trình độ văn hóa cho công nhân
+ Chương trình nghệ thuật truyền
thống gồm các thể loại: trích đoạn, tiểu phẩm, hài kịch kết hợp với các làn điệu
dân ca, dân vũ tiêu biểu của tỉnh Vĩnh Phúc... mang tính giáo dục, giải trí
cao.
+ Chương trình ca múa nhạc gồm
các thể loại: nhạc nhẹ, nhạc trữ tình, vũ điệu sôi động, hiện đại thể hiện nhịp
sống công nghiệp năng động, sáng tạo, phát triển và hội nhập, giới thiệu những
tác phẩm mới về Vĩnh Phúc.
* Ngoài chương trình biểu diễn
nghệ thuật chuyên nghiệp, còn có sự tham gia giao lưu của các câu lạc bộ, các hạt
nhân văn nghệ tại các xã, thị trấn, công nhân tại khu công nghiệp trong mỗi
buổi biểu diễn.
1.2. Tổ
chức và tham gia các ngày hội, giao lưu liên hoan, hội diễn văn hóa, nghệ thuật:
- Tổ chức Ngày hội Văn hóa, thể
thao tỉnh Vĩnh Phúc: 02 năm/lần
- Tổ chức Ngày hội Văn hóa các
dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Phúc: 02 năm/lần.
- Hội diễn văn nghệ quần chúng
tỉnh Vĩnh Phúc: 02 năm/lần; quy mô: từ cơ sở đến cấp tỉnh;
- Hội diễn nghệ thuật quần
chúng công nhân lao động tại các khu công nghiệp: 02năm/lần;
- Tham gia Ngày hội Văn hóa, Thể
thao và Du lịch vùng, miền định kỳ theo Quyết định số 3666/QĐ-BVHTTDL, ngày
07/12/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đăng cai tổ chức Ngày hội
Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng, miền định kỳ theo Quyết định số
3666/QĐ-BVHTTDL, ngày 07/12/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1.3. Tổ
chức các hoạt động điện ảnh ở cơ sở:
- Tổ chức chiếu phim lưu động
giới thiệu các phim mới phục vụ kịp thời nhu cầu của nhân dân;
- Thực hiện chiếu phim lưu động
phục vụ nhiệm vụ chính trị theo Luật Điện ảnh, Thông tư số 08/2015/TT-BVHTTDL,
ngày 23/10/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Nghị quyết
10/2010/NQ-HDND, ngày 22/7/2010 của HĐND tỉnh;
- Chiếu phim lưu động phục vụ
công nhân các khu, điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh 01 buổi/khu, điểm/năm;
- Tổ chức khai mạc tuần phim
(hoặc đợt phim) chính trị theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục
Điện ảnh…tại Nhà hát tỉnh 04 buổi/năm.
1.4.
Xây dựng chuyên mục văn hóa, nghệ thuật nông thôn, miền núi và tổ chức
truyền thanh, truyền hình trên sóng của Đài phát thanh, truyền hình tỉnh.
1.5. Tổ
chức các cuộc thi, sáng tác, triển lãm về đề tài nông thôn, miền núi:
Tổ chức các cuộc thi, liên hoan, triển lãm, các cuộc vận động sáng tác văn học,
kịch bản sân khấu, nhạc, thơ, ảnh, mỹ thuật, ca khúc, phát thanh, báo
chí, truyền hình... về đề tài nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số;
lựa chọn các tác phẩm có chất lượng nội dung, nghệ thuật tốt để phổ biến,
tuyên truyền trong cộng đồng.
1.6. Tổ
chức hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc:
Đẩy mạnh hoạt động hệ thống thư
viện, bổ sung sách, báo và ấn phẩm văn hóa cho vùng nông thôn, miền núi; luân
chuyển bổ sung thêm 200 đầu sách/năm cho các xã, thị trấn miền núi, các xã, thị
trấn nông thôn không thuộc miền núi; luân chuyển 300 đầu sách/năm phục vụ công
nhân các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
1.7.
Các nội dung khác:
- Tuyên truyền, giới thiệu, quảng
bá văn hóa truyền thống, phát triển du lịch: Xây dựng các sản phẩm du lịch độc
đáo, phù hợp với văn hóa truyền thống nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số;
tạo nguồn thu từ du lịch, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
và nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa cho nhân dân trên địa bàn.
- Tổ chức tuyên truyền, hoạt động
văn hóa, nghệ thuật, chuyên mục phù hợp với nông thôn, miền núi, vùng dân tộc
thiểu số qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chú trọng ứng dụng công nghệ
thông tin, công nghệ số trong hoạt động thông tin, tuyên truyền.
- Tổ chức ghi hình, thu âm, sản
xuất đĩa DVD các hoạt động chương trình văn hóa, nghệ thuật để phát sóng hoặc
chuyển cho các trung tâm văn hóa và các thôn làm tư liệu hoặc phát lại vào các
ngày lễ, hội. Sản xuất ấn phẩm văn hóa, sách nghiệp vụ, các loại băng đĩa có nội
dung, hình thức phù hợp cấp cho các xã còn khó khăn.
2. Hoạt động
thể dục thể thao: Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao quần
chúng nâng cao sức khỏe cho người dân, tạo sự gắn kết giữa các vùng miền, với
quy mô, nội dung phù hợp, gắn với hoạt động thể dục thể thao truyền thống; từ
đó lựa chọn các vận động viên tiêu biểu tham gia các giải thể thao do trung
ương tổ chức.
- Giải thể thao các dân tộc thiểu
số tỉnh Vĩnh Phúc: 01 giải thể thao/năm
- Giải thể thao người khuyết tật:
01 giải thể thao/năm
- Giải thể thao người cao
tuổi: 01 giải thể thao/năm
- Giải thể thao dành cho công
nhân khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh: 02 giải thể thao/năm.
- Hỗ trợ dụng cụ thể dục thể
thao phục vụ nhân dân tập luyện thường xuyên: Bóng chuyền hơi, cầu lông, bóng
bàn, bóng đá…: 2 năm/1 lần.
- Tham gia các giải thể thao quần
chúng trong hệ thống thi đấu hàng năm do trung ương tổ chức.
- Đăng cai các giải thể thao quần
chúng trong hệ thống thi đấu hàng năm do trung ương tổ chức: 02 giải/năm.
(Chi tiết xem tại Biểu số
4, ban hành kèm theo Kế hoạch này)
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
1. Kinh phí tổ chức các hoạt động
được thực hiện từ nguồn ngân sách tỉnh, được giao trong dự toán hàng năm của sự
nghiệp văn hóa, thể thao cấp tỉnh.
2. Ngân sách cấp huyện bố trí
Ngân sách cho các hoạt động cấp huyện và tham gia các hoạt động văn hóa, thể
thao do cấp tỉnh tổ chức hàng năm.
(Chi tiết xem tại Biểu số
5, ban hành kèm theo Kế hoạch này)
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
chịu trách nhiệm chủ trì, triển khai thực hiện kế hoạch này, cụ thể:
- Hàng năm, xây dựng chương
trình cụ thể để tổ chức triển khai các hoạt động phục vụ nhân dân, công nhân
thuộc đối tượng thụ hưởng tại kế hoạch này.
- Xây dựng kế hoạch, điều lệ
tổ chức các giải thể thao, quan tâm đến các môn thể thao truyền thống, trò
chơi dân gian, môn thể thao cộng đồng, thế mạnh của từng địa bàn.
- Xây dựng lịch thời gian tổ
chức các hoạt động văn hóa, thể thao đảm bảo khoa học, hiệu quả, phù hợp với điều
kiện thực tế của nhân dân, công nhân.
- Xây dựng chỉ tiêu phát triển
kinh tế xã hội và dự toán ngân sách thực hiện kế hoạch trong dự toán chi ngân
sách sự nghiệp văn hóa, thể thao hàng năm, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình
UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Phối hợp với UBND các huyện,
thành phố; Ban quản lý khu công nghiệp và các cơ quan đơn vị liên quan, triển
khai thực hiện kế hoạch này; định kỳ hàng năm đánh giá kết quả tổ chức triển
khai thực hiện kế hoạch, đề xuất giải pháp thực hiện cho thời gian tiếp theo (nếu
có).
2. Sở Tài chính:
Thẩm định dự toán, báo cáo UBND
tỉnh cấp kinh phí thực hiện Kế hoạch này trong dự toán chi ngân sách sự nghiệp
văn hóa, thể thao hàng năm; hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh tra quyết
toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Đưa nhiệm vụ tổ chức các hoạt động
Văn hóa, Thể thao nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân các xã, thị
trấn miền núi, các xã, thị trấn nông thôn không thuộc miền núi và công nhân khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, vào chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội,
chỉ tiêu pháp lệnh ngành văn hóa, thể thao để tổ chức thực hiện hàng năm.
4. UBND các huyện, thành phố:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức
triển khai các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ nhân dân phù hợp với thực tiễn
ở mỗi địa phương;
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động đảm bảo thiết
thực, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức.
6. Ban quản lý các khu công
nghiệp, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động của
kế hoạch cho công nhân các khu công nghiệp; lựa chọn hình thức, bố trí thời
gian, địa điểm cho phù hợp với thực tiễn các khu công nghiệp.
7. Sở Ngoại vụ: Chủ trì, phối hợp
với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm việc với Đại sứ quán, Lãnh sự quán các
nước để cung cấp nguồn phim mới trình chiếu phục vụ nhân dân, triển khai các tuần
lễ phim tại Vĩnh Phúc khi có kế hoạch của trung ương; triển khai các chương
trình giao lưu nghệ thuật, thể thao với các nước trong khu vực và quốc tế.
8. Hội Văn học nghệ thuật: Xây
dựng kế hoạch tổ chức các cuộc thi, triển lãm, sáng tác văn học, nghệ thuật...
về đề tài nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số; lựa chọn các tác phẩm có
chất lượng nội dung, nghệ thuật tốt để phổ biến, tuyên truyền trong cộng đồng
theo kế hoạch
9. Đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh,
các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội của tỉnh: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tuyên truyền, vận động nhân dân, công nhân khu công nghiệp cùng
tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao để triển khai thực hiện kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch của UBND tỉnh
về tổ chức các hoạt động Văn hóa, Thể thao nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần
cho nhân dân nông thôn, miền núi và công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030. Yêu cầu các sở,
ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, các cơ quan đơn vị liên quan nghiêm túc
triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả, an toàn và tiết kiệm./.
Nơi nhận:
- Bộ VHTTDL (b/c);
- TT TU (b/c);
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CPVP UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo VP, Đài PTTH tỉnh, Cổng TTGT điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, VX3. (H- b)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Việt Văn
|
DANH
SÁCH XÃ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH PHÚC
(Kèm theo Kế hoạch
số 103/KH-UBND, ngày 27 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Biểu số 1
STT
|
Tên xã
|
1
|
Tân Phú
|
2
|
Việt Xuân
|
3
|
Nghĩa Hưng
|
4
|
Vũ Di
|
5
|
Ngũ Kiên
|
6
|
Phú Đa
|
7
|
Vĩnh Ninh
|
8
|
Vĩnh Thịnh
|
9
|
An Tường
|
10
|
Tuân Chính
|
11
|
Tam Phúc
|
12
|
Bình Dương
|
13
|
Thượng Trưng
|
14
|
Lý Nhân
|
15
|
Cao Đại
|
16
|
Tân Tiến
|
17
|
Đại Đồng
|
18
|
Kim Xá
|
19
|
Chấn Hưng
|
20
|
Yên Bình
|
21
|
Vĩnh Sơn
|
22
|
Bồ Sao
|
23
|
Vân Xuân
|
24
|
Yên Lập
|
25
|
Lũng Hòa
|
26
|
Bình Định
|
27
|
Đại Tự
|
28
|
Đồng Cương
|
29
|
Đồng Văn
|
30
|
Liên Châu
|
31
|
Nguyệt Đức
|
32
|
Tam Hồng
|
33
|
Tề Lỗ
|
34
|
Trung Hà
|
35
|
Trung Kiên
|
36
|
Văn Tiến
|
37
|
Yên Đồng
|
38
|
Hồng Châu
|
39
|
Hồng Phương
|
40
|
Yên Phương
|
41
|
An Hòa
|
42
|
Đạo Tú
|
43
|
Duy Phiên
|
44
|
Hoàng Đan
|
45
|
Hoàng Hoa
|
46
|
Hoàng Lâu
|
47
|
Hợp Thịnh
|
48
|
Thanh Vân
|
49
|
Vân Hội
|
50
|
Bá Hiến
|
51
|
Đạo Đức
|
52
|
Gia Khánh
|
53
|
Hương Sơn
|
54
|
Phú Xuân
|
55
|
Quất Lưu
|
56
|
Sơn Lôi
|
57
|
Tam Hợp
|
58
|
Tân Phong
|
59
|
Thiện Kế
|
60
|
Định Trung
|
61
|
Thanh Trù
|
62
|
Tiền Châu
|
63
|
Cao Minh
|
DANH
SÁCH XÃ MIỀN NÚI TỈNH VĨNH PHÚC
(Kèm theo Kế hoạch
số 103/KH-UBND, ngày 27 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Biểu số 2
STT
|
Tên xã
|
1
|
Xã Bàn Giản
|
2
|
Xã Liên Hòa
|
3
|
Xã Liễn Sơn
|
4
|
Thị trấn Hoa Sơn
|
5
|
Thị trấn Lập Thạch
|
6
|
Xã Bắc Bình
|
7
|
Xã Hợp Lý
|
8
|
Xã Ngọc Mỹ
|
9
|
Xã Quang Sơn
|
10
|
Xã Tử Du
|
11
|
Xã Thái Hòa
|
12
|
Xã Vân Trục
|
13
|
Xã Xuân Hòa
|
14
|
Xã Xuân Lôi
|
15
|
Xã Đồng Thịnh
|
16
|
Xã Phương Khoan
|
17
|
Xã Yên Thạch
|
18
|
Xã Bạch Lưu
|
19
|
Xã Đôn Nhân
|
20
|
Xã Đồng Quế
|
21
|
Xã Hải Lựu
|
22
|
Xã Lãng Công
|
23
|
Xã Nhạo Sơn
|
24
|
Xã Nhân Đạo
|
25
|
Xã Quang Yên
|
26
|
Xã Tân Lập
|
27
|
Xã Đạo Trù
|
28
|
Xã Bồ Lý
|
29
|
Xã Yên Dương
|
30
|
Xã Tam Quan
|
31
|
Xã Đại Đình
|
32
|
Xã Hồ Sơn
|
33
|
Xã Hợp Châu
|
34
|
Xã Minh Quang
|
35
|
Thị trấn Tam Đảo
|
36
|
Xã Đồng Tĩnh
|
37
|
Xã Hoàng Hoa
|
38
|
Xã Hướng Đạo
|
39
|
Xã Ngọc Thanh
|
40
|
Xã Trung Mỹ
|
DANH
SÁCH CÁC ĐIỂM KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC
(Kèm theo Kế hoạch
số 103/KH-UBND, ngày 27 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Biểu số 3
STT
|
Tên khu công
nghiệp
|
1.
|
Khu công nghiệp Khai Quang
|
2.
|
Khu công nghiệp Bình Xuyên
|
3.
|
Khu công nghiệp Bình Xuyên 2
|
4.
|
Khu công nghiệp Bá Thiện 1
|
5.
|
Khu công nghiệp Bá Thiện 2
|
6.
|
Khu công nghiệp Thăng Long
|
7.
|
Cụm công nghiệp Đồng Sóc, Vĩnh Tường
|
8.
|
Cụm công nghiệp Hợp Thịnh
|
BIỂU
DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO THEO KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch
số 103/KH-UBND, ngày 27 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Biểu số 4
STT
|
Nội dung
|
Chỉ tiêu
|
I
|
Hoạt động văn hóa
|
|
1
|
Biểu diễn nghệ thuật phục vụ các xã, thị trấn
nông thôn, miền núi
|
210 buổi/năm
|
2
|
Biểu diễn nghệ thuật tại khu công nghiệp:
|
50 buổi/năm
|
3
|
Chiếu phim lưu động phục vụ công nhân khu công
nghiệp:
|
75 buổi/năm
|
4
|
Tổ chức giải văn nghệ quần chúng hàng năm
|
2 năm/lần
|
5
|
Luân chuyển sách bổ sung các xã thị trấn nông
thôn, miền núi: 105 xã x 200 đầu sách x 50.000 đồng
|
21.000 đầu
sách/năm
|
6
|
Luân chuyển sách khu công nghiệp:
|
7.500 đầu sách/năm
|
7
|
Tổ chức ngày hội văn hóa, thể thao tỉnh Vĩnh Phúc
|
2 năm/lần
|
8
|
Xây dựng kịch bản, dàn dựng chương trình nghệ thuật
truyền thống dài trên 105 phút (01 vở diễn truyền thống, 01 chương trình nghệ
thuật tổng hợp)
|
02 chương
trình/năm
|
9
|
Xây dựng kịch bản, dàn dựng chương trình ca múa
nhạc hiện đại 90 phút/chương trình
|
02 chương
trình/năm
|
10
|
In các ấn phẩm tuyên truyền
|
10.000 ấn phẩm/năm
|
11
|
Dàn dựng, sản xuất và ghi hình đĩa DVD các chương
trình nghệ thuật phục vụ nhân dân
|
1.500 đĩa/năm
|
12
|
Tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh
Vĩnh Phúc
|
02 năm/lần
|
13
|
Tham gia các Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch
vùng, miền định kỳ theo Quyết định số 3666/QĐ-BVHTTDL, ngày 07/12/2020 của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
hàng năm
|
14
|
Đăng cai tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du
lịch vùng, miền định kỳ theo Quyết định số 3666/QĐ-BVHTTDL, ngày 07/12/2020 của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
2 lần đến năm 2030
|
II
|
Các giải thể thao
|
|
1
|
Giải thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Phúc
|
01 giải/năm
|
2
|
Giải thể thao người khuyết tật
|
01 giải/năm
|
3
|
Giải thể thao người cao tuổi
|
01 giải/năm
|
4
|
Giải thể thao dành cho công nhân khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh: 02 giải thể thao/năm.
|
01 giải/năm
|
5
|
Hỗ trợ dụng cụ thể thao các môn thể thao đơn giản
Bóng chuyền hơi, bóng bàn, cầu lông...
|
500 dụng cụ mỗi loại/lần
|
6
|
Tham gia các giải thể thao quần chúng trong hệ thống
thi đấu hàng năm do trung ương tổ chức: 05 giải/năm
|
05 giải/năm
|
7
|
Đăng cai tổ chức các giải thể thao quần chúng
trong hệ thống thi đấu hàng năm do trung ương tổ chức
|
2 giải /năm
|
DỰ
TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN
(Ban hành kèm
theo Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Biểu số 5
STT
|
Nội dung
|
Số tiền dự kiến
(Đơn vị tính: Đồng)
|
Thời gian thực
hiện
|
Ghi chú
|
I
|
Chi các hoạt động văn hóa
|
24,209,480,000
|
|
|
1
|
Chi biểu diễn nghệ thuật: 105 xã x 2 buổi/năm x
17.073.000 đồng
|
3,585,330,000
|
Hàng năm
|
Đã giao trong dự
toán hàng năm
|
2
|
Chi biểu diễn tại khu công nghiệp: 25 điểm x 02
đêm/năm x 16.068.000đồng
|
803,400,000
|
Hàng năm
|
Nhiệm vụ mới
|
3
|
Chiếu phim phục vụ công nhân: 25 điểm x 1 buổi
chiếu/năm x 3.830.000 đồng
|
95,750,000
|
Hàng năm
|
Nhiệm vụ mới
|
4
|
Xây dựng kịch bản, dàn dựng chương trình nghệ thuật
truyền thống dài trên 105 phút (01 vở diễn truyền thống, 01 chương trình nghệ
thuật tổng hợp)
|
3,000,000,000
|
Hàng năm
|
Bổ sung thêm vở diễn
mới
|
5
|
Xây dựng kịch bản, dàn dựng chương trình ca múa
nhạc hiện đại 90 phút/chương trình
|
2,000,000,000
|
Hàng năm
|
Bổ sung thêm
chương trình mới
|
6
|
Luân chuyển sách: 105 xã x 200 đầu sách x 50.000
đồng
|
1,050,000,000
|
Hàng năm
|
Nhiệm vụ mới
|
7
|
Luân chuyển sách khu công nghiệp: 25 điểm x 300 đầu
sách x 50.000 đồng
|
375,000,000
|
Hàng năm
|
Nhiệm vụ mới
|
8
|
Tổ chức ngày hội văn hóa, thể thao tỉnh Vĩnh Phúc
|
2,500,000,000
|
2 năm/1 lần
|
Đã thực hiện khi
có QĐ đăng cai
|
9
|
Tổ chức Hội diễn NTQC tỉnh Vĩnh Phúc, Hội diễn
nghệ thuật quần chúng cho công nhân
|
800,000,000
|
2 năm/1 lần
|
Đã thực hiện khi
có kế hoạch
|
10
|
In các ấn phẩm tuyên truyền
|
500,000,000
|
Hàng năm
|
Nhiệm vụ mới
|
11
|
Dàn dựng, sản xuất và ghi hình đĩa DVD các chương
trình nghệ thuật phục vụ nhân dân
|
1,000,000,000
|
Hàng năm
|
Nhiệm vụ mới
|
12
|
Tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh
Vĩnh Phúc
|
1,500,000,000
|
2 năm/1 lần
|
Thực hiện khi có
QĐ đăng cai
|
13
|
Tham gia các Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch
vùng, miền định kỳ theo Quyết định số 3666/QĐ-BVHTTDL, ngày 07/12/2020 của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
2,000,000,000
|
Hàng năm
|
Thực hiện khi có
QĐ đăng cai
|
14
|
Đăng cai ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch
vùng, miền định kỳ theo Quyết định số 3666/QĐ-BVHTTDL, ngày 07/12/2020 của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
5,000,000,000
|
2 lần
|
Thực hiện khi có
QĐ đăng cai
|
II
|
Chi tổ chức các giải thể thao
|
3,250,000,000
|
|
|
1
|
Giải thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Phúc
|
250,000,000
|
Hàng năm
|
Nhiệm vụ mới
|
2
|
Giải thể thao người khuyết tật
|
250,000,000
|
Hàng năm
|
Nhiệm vụ mới
|
3
|
Giải thể thao người cao tuổi
|
250,000,000
|
Hàng năm
|
Đã giao trong dự
toán hàng năm
|
4
|
Giải thể thao dành cho công nhân khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh: 02 giải thể thao/năm.
|
500,000,000
|
Hàng năm
|
Nhiệm vụ mới
|
5
|
Hỗ trợ dụng cụ thể thao các môn thể thao đơn giản
Bóng chuyền hơi, bóng bàn, cầu lông...
|
500,000,000
|
2 năm/1 lần
|
Nhiệm vụ mới
|
6
|
Tham gia các giải thể thao quần chúng trong hệ thống
thi đấu hàng năm do trung ương tổ chức: 05 giải/năm, mỗi giải 300 triệu đồng
|
1,500,000,000
|
Hàng năm
|
Đã giao trong dự
toán hàng năm
|
|
Tổng cộng
|
27,459,480,000
|
|
|