Kế hoạch 7024/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 7024/KH-UBND
Ngày ban hành 27/12/2021
Ngày có hiệu lực 27/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Huyền
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7024/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 27 tháng 12 năm 2021

Thực hiện Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 3458/QĐ-BNN-TCLN ngày 03/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhằm đảm bảo triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và hiệu quả. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (sau đây gọi tắt là Chiến lược) với các nội dung sau:

- Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng và giải pháp thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; đề ra phương hướng, xác định các nội dung công việc, thời gian, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức triển khai, thực hiện Chiến lược đảm bảo chất lượng, phù hợp, hiệu quả, đồng bộ, kịp thời và thống nhất nhằm phát triển lâm nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững.

- Đảm bảo thực hiện có hiệu quả Chiến lược trên địa bàn tỉnh, phát triển kinh tế lâm nghiệp nhanh, bền vững trên cơ sở quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp; ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu, chống xói mòn, chống sa mạc hóa; thu hút nguồn lực đầu tư vào lâm nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phải đảm bảo đầy đủ nội  dung, cụ thể hóa các định hướng và giải pháp của Chiến lược đến các Sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất và quyết tâm cao trong triển khai thực hiện Chiến lược.

- Các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo nội dung Kế hoạch. Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đối với chính quyền địa phương, chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm và các ngành liên quan.

Xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật; thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng và diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp. Phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để lâm nghiệp đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ môi trường rừng, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

a) Mục tiêu về kinh tế:

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân 2-3%/năm.

- Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: khoảng 5.088 ha đến năm 2030.

- Trồng rừng sản xuất: khoảng 1.280 ha đến năm 2030.

- Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng phấn đấu đạt 61.590 m3 vào năm 2030.

- Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng rừng tự nhiên 3.641 ha; nâng cấp nuôi dưỡng rừng trồng 1.150 ha.

- Phát triển dịch vụ môi trường rừng, đa dạng hóa và mở rộng các nguồn thu phù hợp với quy định của pháp luật; tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân từ 1-2%/năm.

- Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng 1 lần và đến năm 2030 tăng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.

- Tổ chức triển khai hiệu quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi: Quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng; phát triển rừng; sử dụng rừng; phát triển công nghiệp chế biến, thương mại lâm sản.

- Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống và đất trống có tái sinh bằng cách áp dụng các giải pháp lâm sinh như trồng mới, trồng bổ sung theo đám, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, giao khoán bảo vệ nhằm tăng độ che phủ rừng, cải tạo đất đai, nâng cao năng lực phòng hộ của rừng và bảo vệ môi trường, chống sa mạc hóa và chắn gió, chắn cát bay.

- Xây dựng hệ thống hồ sơ và cơ sở dữ liệu về giao rừng, cho thuê rừng cho các chủ rừng để quản lý và cập nhật; quản lý hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng một cách hệ thống từ tỉnh đến huyện, xã.

b) Mục tiêu về xã hội:

- Tạo việc làm và thu nhập, hỗ trợ sinh kế, nâng cao mức sống cho người dân làm nghề rừng, đặc biệt cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn. Giảm dần số người vi phạm Luật Lâm nghiệp hàng năm khoảng 10%;

- Đến năm 2025, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp tăng gấp 2 lần so với năm 2020; dự kiến đến năm 2030 tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm dưới 10%.

c) Mục tiêu về môi trường:

- Quy hoạch hài hòa các loại rừng, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia; nâng cao năng suất chất lượng các loại rừng, phấn đất tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2025 đạt 49% và giữ ổn định đến năm 2030; bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu, chống xói mòn, chống sa mạc hóa.

- Đến năm 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững; nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng; giảm thiểu tối đa các vụ phá rừng, cháy rừng nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn về môi trường sinh thái, đời sống, xã hội của cộng đồng và an ninh môi trường.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các nội dung của Chiến lược, Kế hoạch này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức, cá nhân liên quan và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược đạt hiệu quả.

- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp về các giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, bảo vệ quốc phòng, an ninh của rừng; vai trò, tầm quan trọng của rừng đối với bảo tồn đa dạng sinh học, giá trị cung ứng dịch vụ môi trường rừng, tăng trưởng xanh và sự phát triển bền vững của đất nước. Tăng cường truyền thông với nội dung phong phú và hình thức đa dạng, phát huy truyền thông hiện đại và mạng xã hội tạo sự thay đổi về nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng; chú ý yếu tố văn hóa, dân tộc thiểu số trong công tác tuyên truyền; nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cơ sở và các ngành về trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng; tuân thủ các quy định của pháp luật và các tiêu chuẩn, cam kết về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp.

- Tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng; phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường rừng.

- Tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế chính sách hiện hành; Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp.

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và của tỉnh để kiến nghị, tham mưu trình cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo hệ thống pháp luật về lâm nghiệp trên cơ sở Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các quy định khác có liên quan; nghiên cứu, xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách mới.

[...]