Kế hoạch 688/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tại tỉnh Bến Tre

Số hiệu 688/KH-UBND
Ngày ban hành 10/02/2022
Ngày có hiệu lực 10/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Nguyễn Thị Bé Mười
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 688/KH-UBND

Bến Tre, ngày 10 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2021-2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TẠI TỈNH BẾN TRE

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

I. KẾT QUẢ

1. Công tác truyền thông, vận động, giáo dục phổ biến kiến thức thực hành dinh dưỡng hợp lý cho toàn dân đã đạt được kết quả tốt

Qua 10 năm triển khai, công tác tư vấn, truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về dinh dưỡng hợp lý đã ngày càng đa dạng, phong phú hơn về cả hình thức và nội dung, tiếp cận tốt hơn các đối tượng nhân dân. Nhờ đó đã có tác động rõ rệt tới nhận thức của các đối tượng trong cộng đồng về dinh dưỡng.

Nhận thức của các cấp ủy đảng và chính quyền về tầm quan trọng của dinh dưỡng cũng đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng đã trở thành một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và trở thành Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương. Giảm suy dinh dưỡng trẻ em có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển giống nòi và góp phần tăng trưởng GDP hàng năm.

Kết quả đến năm 2020, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức thực hành dinh dưỡng đúng đạt trên 80%. Tỷ lệ bà mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt trên 40%.

2. Cải thiện rõ rệt tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em và bà mẹ

Trong giai đoạn 2011 - 2020, tình trạng dinh dưỡng của người dân trên địa bàn tỉnh nói chung và của bà mẹ, trẻ em nói riêng đã được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi có giảm, tính chung cả tỉnh mỗi năm trung bình giảm khoảng 0,44%, giảm từ 14,4% năm 2011 xuống còn 10% năm 2020 (đạt chỉ tiêu của chiến lược tỉnh đề ra). Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể từ 24,8% năm 2011 xuống còn 20,8% năm 2020; Tuy vậy tỉnh Bến Tre vẫn còn nằm trong số tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi khá cao trên phạm vi toàn quốc.

Tỷ lệ bị thừa cân béo phì (thể cân nặng/chiều cao) ở trẻ em < 5 tuổi là dưới 7% ở khu vực nông thôn và dưới 11% ở khu vực thành phố Bến Tre và các thị trấn.

Tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì hiện đang ở mức cho phép nhưng có chiều hướng gia tăng trong những năm tới.

Bên cạnh đó, một trong những chỉ tiêu quan trọng của chiến lược và là chỉ tiêu chính về sức khỏe là tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500 gam) cũng được thực hiện giám sát và thu thập trong thời gian qua. Kết quả tính đến năm 2020 tỷ lệ này của tỉnh được duy trì ở mức dưới 4%.

3. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu Vitamin A, thiếu I-ốt và giảm đáng kể tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là một giải pháp quan trọng trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của phụ nữ, trẻ em, đặc biệt đối với trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Trong 10 năm qua, mỗi năm trên 98% trẻ em trong độ tuổi 6-36 tháng và trên 80% bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng đầu được uống Vitamin A. Các đối tượng có nguy cơ cao (trẻ em bị viêm phổi, sởi, tiêu chảy kéo dài) đều được uống bổ sung viên nang Vitamin A liều cao và đảm bảo an toàn.

Các rối loạn do thiếu hụt Iốt cơ bản đã được thanh toán từ năm 2005 và duy trì đến năm 2020 tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em 8-10 tuổi chỉ còn 5,93%, độ bao phủ của hộ gia đình sử dụng muối Iốt đạt 96,6% hàng năm, hộ gia đình dùng muối Iốt đạt tiêu chuẩn phòng bệnh 86,30% và mức Iốt niệu trung vị đạt chỉ tiêu kế hoạch ≥ 10 µg/dl.

Tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai tại các vùng có triển khai hoạt động hỗ trợ viên Sắt/Acid folic giảm đáng kể. Tuy nhiên, ở những vùng không có chương trình thì tỷ lệ phụ nữ sử dụng viên Sắt (tự mua) bổ sung trong giai đoạn thai kỳ vẫn đạt cao do điều kiện kinh tế và thu nhập hộ gia đình được cải thiện. Đến năm 2020 tỷ lệ uống bổ sung sắt ở phụ nữ mang thai tại các khu vực là trên 90%.

Bên cạnh các giải pháp uống bổ sung trực tiếp Vitamin A, viên Sắt/Acid folic cho các đối tượng qua các chiến dịch hàng năm, thì giải pháp truyền thông vận động người dân tăng cường bổ sung vi chất qua việc sử dụng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày đã được áp dụng trong suốt giai đoạn của chiến lược.

4. Cải thiện rõ rệt tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong giai đoạn 2011-2020 qua thực hiện triển khai các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã được ban hành. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo cho các cấp các ngành xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động bảo đảm ATVSTP trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng đưa các chính sách, các quy chuẩn về ATVSTP vào trong cuộc sống người dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và để bảo vệ sức khỏe người dân của tỉnh.

Hệ thống quản lý chất lượng, thanh tra và kiểm nghiệm ATVSTP được củng cố ngày một hoàn thiện hơn: thành lập Chi Cục ATVSTP của tỉnh trực thuộc Sở Y tế. Khoa xét nghiệm ATVSTP thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh được củng cố về nhân lực, trang thiết bị và nâng cấp về trình độ chuyên môn để phục vụ cho hoạt động kiểm soát ATVSTP trên địa bàn tỉnh. "Tháng hành động vì chất lượng VSATTP", "Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển", "Ngày vi chất dinh dưỡng" hàng năm được tổ chức định kỳ ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả thiết thực.

Nhờ có chuyển biến đồng bộ từ công tác tổ chức và triển khai đồng bộ từ tỉnh đến huyện, xã nên công tác an toàn thực phẩm đã đạt được nhiều tiến bộ rõ rệt trong giai đoạn. Tỉnh Bến Tre cũng đã xây dựng được mô hình điểm bảo đảm an toàn thực phẩm thức ăn đường phố tại 10 xã, phường, thị trấn với 93 xe mô hình cho hộ kinh doanh thức ăn đường phố. Tỷ lệ hộ kinh doanh thức ăn đường phố đạt điều kiện an toàn thực phẩm đạt 87.67%. Số vụ ngộ độc thực phẩm ≥ 30 người mắc giảm theo từng năm, trong đó 02 năm (2019 và 2020) trên địa bàn tỉnh không xảy ra ngộ độc thực phẩm. Trong 10 năm gần đây chỉ có 01 trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm vào năm 2013.

5. Mạng lưới triển khai chiến lược dinh dưỡng được củng cố và công tác chỉ đạo phối hợp liên ngành từ tỉnh đến cơ sở từng bước được đẩy mạnh

Mạng lưới thực hiện các hoạt động của chiến lược đã được củng cố. Hiện tại, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có khoa Dinh dưỡng và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm được thành lập riêng trực thuộc Sở Y tế. Mạng lưới chuyên trách phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được triển khai ở 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. 100% các xã, phường đều có cán bộ chuyên trách dinh dưỡng và cộng tác viên dinh dưỡng đã bao phủ tới tận ấp, khu phố với số lượng 1.139 người. Bên cạnh đó, mạng lưới tư vấn dinh dưỡng cộng đồng thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ và Đoàn thanh niên đã được thiết lập và từng bước mang lại hiệu quả. Để xây dựng mạng lưới cán bộ chuyên trách phòng chống suy dinh dưỡng vững mạnh từ tỉnh đến huyện, xã, phường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã phối hợp với các Viện tuyến trên mở các lớp đào tạo, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ chuyên trách dinh dưỡng, cộng tác viên dinh dưỡng ở các tuyến hàng năm, góp phần nâng cao năng lực và thực hiện có hiệu quả các hoạt động dinh dưỡng tại địa phương.

Phối hợp liên ngành là một trong những giải pháp được chú trọng để triển khai hiệu quả các hoạt động dinh dưỡng. Để thực hiện chiến lược tại tỉnh Bến Tre đạt hiệu quả cao, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã chỉ đạo cho các sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch hành động cụ thể cho từng ngành dựa trên mục tiêu chung của chiến lược. Ban hành Quyết định số 3181/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em và Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng tỉnh Bến Tre. Ban Chỉ đạo đã chú trọng công tác xây dựng kế hoạch, với cách tiếp cận liên ngành, đa ngành, huy động các nguồn lực khác nhau để triển khai chiến lược. Ở các ngành các cấp đều có các đơn vị đầu mối triển khai chiến lược và chủ động xây dựng kế hoạch hành động để phối hợp thực hiện. Nhiều cơ quan, đơn vị đã lồng ghép các can thiệp dinh dưỡng vào hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đơn vị như cấp học mầm non, tiểu học của ngành Giáo dục và Đào tạo; Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội chữ thập đỏ.. vv… các hoạt động như ký ban hành các văn bản cam kết thực hiện liên tịch. Liên ngành đã được triển khai giữa các ngành, góp phần không nhỏ cho sự thành công của chiến lược.

Sau khi kế hoạch chiến lược quốc gia về dinh dưỡng của tỉnh được phê duyệt, các huyện, thành phố đã chủ động thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chiến lược ở địa phương do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp làm Trưởng ban, ngành Y tế là cơ quan thường trực và đã xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược cũng như đưa chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương.

II. ĐÁNH GIÁ

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ