Kế hoạch 675/KH-TTCP theo dõi, kiểm tra nắm tình hình thi hành pháp luật của Thanh tra Chính phủ năm 2013
Số hiệu | 675/KH-TTCP |
Ngày ban hành | 29/03/2013 |
Ngày có hiệu lực | 29/03/2013 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Thanh tra Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Văn Thanh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
THANH TRA CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 675/KH-TTCP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2013 |
THEO DÕI, KIỂM TRA NẮM TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ NĂM 2013
Thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Quyết định số 2508/QĐ-BTP về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định số 83/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế, ban hành Kế hoạch theo dõi, kiểm tra nắm tình hình thi hành pháp luật năm 2013 như sau:
Hoạt động theo dõi, kiểm tra, nắm tình hình thi hành pháp luật của Thanh tra Chính phủ là hoạt động thường xuyên, liên tục, gắn với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng nhằm đánh giá thực trạng pháp luật và các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện văn bản pháp luật để lập thời đôn đốc, hướng dẫn thi hành đúng pháp luật hoặc kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo được Quốc hội ban hành năm 2011, vì vậy, trong năm 2013, yêu cầu tập trung vào việc kiểm tra, nắm tình hình việc thực hiện các văn bản pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhằm kịp thời phát hiện, kiến nghị Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp xử lý những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật, hướng dẫn thi hành luật và tổ chức thực hiện.
2. Nội dung theo dõi, kiểm tra nắm tình hình thi hành pháp luật năm 2013
Năm 2013, việc nắm tình hình thi hành pháp luật tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
2.1. Tình hình thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo, cụ thể:
a) Việc triển khai, kết quả thực hiện Luật Khiếu nại, Luật tố cáo
b) Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo: các hình thức, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đã thực hiện; kinh phí dành cho việc tổ chức triển khai tuyên truyền, thực hiện pháp luật,
c) Thực trạng thực hiện các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo (các thuận lợi, khó khăn, vướng mắc cụ thể), trong đó tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Đối với pháp luật về khiếu nại:
+ Việc thực hiện các quy định về trình tự khiếu nại;
+ Việc thực hiện các quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại và của luật sư, trợ giúp viên pháp lý;
+ Việc thực hiện quy định về nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung;
+ Việc thực hiện quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, quy định về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật;
+ Việc thực hiện quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại kỷ luật cán bộ, công chức, về xử lý vi phạm trong hoại động khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
- Đối với pháp luật về tố cáo:
+ Việc thực hiện quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo (lưu ý các quyền giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác của người tố cáo, quyền được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết; được quyền tố cáo tiếp; được khen thưởng theo quy định của pháp luật);
+ Việc thực hiện thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực;
+ Việc tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo; xử lý tình hình nhiều người tố cáo về cùng một nội dung.
+ Về xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung tố cáo, việc xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo của người giải quyết tố cáo; việc tố cáo tiếp, giải quyết vụ việc tố cáo tiếp;
+ Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
+ Bảo vệ người tố cáo;
+ Khen thưởng và xử lý vi phạm trong tố cáo và giải quyết tố cáo;
đ) Kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương
2.2. Việc tổ chức và thực hiện công tác tiếp dân ở Trung ương và địa phương.