Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 67/KH-UBND năm 2019 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 67/KH-UBND
Ngày ban hành 28/05/2019
Ngày có hiệu lực 28/05/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Nguyễn Tiến Hải
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 67/KH-UBND

Cà Mau, ngày 28 tháng 5 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ KHẮC PHỤC ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch y ban An toàn giao thông Quốc gia tại Công văn số 1829/VPCP-CN ngày 06/3/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Kết luận số 45-KL/TW; Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 03/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai, thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông” (Chỉ thị số 18), Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tiếp tục tuyên truyền để nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân trong tỉnh về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).

2. Tổ chức triển khai, thực hiện thường xuyên, toàn diện, đồng bộ các chủ trương, giải pháp bảo đảm TTATGT nhằm phấn đấu hàng năm giảm cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông) từ 5% - 10%; tập trung huy động mọi nguồn lực xã hội để xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đáp ứng nhu cầu lưu thông của người dân.

3. Xây dựng lực lượng làm công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải và TTATGT trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

4. Xác định công tác bảo đảm TTATGT là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên; trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT phải phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của nhân dân, trong đó Công an là lực lượng nòng ct.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đã được nêu trong Chỉ thị số 18 và triển khai, thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 03/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai, thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18; Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 08/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021; thực hiện quyết liệt để đạt mục tiêu, yêu cu giảm tai nạn giao thông, lập lại trật tự, an toàn giao thông.

2. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về TTATGT của các ngành chức năng và y ban nhân dân các cấp; tăng cường kiểm tra việc thực thi pháp luật về an toàn giao thông và tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT theo định kỳ. Việc phân công quản lý nhà nước về TTATGT thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: “Một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chnhˮ

Hàng năm, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT chặt chẽ từ khâu lựa chọn tài liệu, đối tượng tuyên truyền đến phương pháp thực hiện; đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông vào các cuộc họp, sinh hoạt định kỳ của cơ quan, đơn vị; quy định việc chấp hành pháp luật về TTATGT là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cơ quan, đơn vị, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên.

3. Tăng cường quản lý nhà nước về giao thông vận tải, tập trung vào các lĩnh vực: Xây dựng hạ tầng giao thông, khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các loại hình vận tải. Siết chặt công tác quản lý vận tải, gắn trách nhiệm của chủ doanh nghiệp vận tải với người được chủ doanh nghiệp thuê. Chấn chỉnh công tác kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện và bảo vệ môi trường. Quản lý chặt chẽ hành lang an toàn giao thông, lòng đường, hè phố; thực hiện nghiêm Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về quản lý, sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông trong khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau; chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 2907/UBND-NC ngày 26/4/2019 về việc tăng cường quản lý hè phố, lòng đường trong khu vực đô thị. Thường xuyên khảo sát, phát hiện và xử lý kịp thời các điểm bất hợp lý về tổ chức giao thông, khắc phục và xử lý ngay “điểm đen” về tai nạn giao thông. Thực hiện các giải pháp phát triển giao thông công cộng, từng bước hạn chế phương tiện cá nhân.

Tiến hành rà soát, cập nhật, điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đã được duyệt; nâng cao chất lượng công trình; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm, các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh; ưu tiên phát triển các tuyến giao thông chính nối từ các khu kinh tế trọng điểm vào các trục quốc lộ, tỉnh lộ; đẩy mạnh xã hội hóa việc nạo vét luồng các tuyến vận tải đường thủy nội địa chủ yếu; kết nối hp lý mạng lưới giao thông giữa đường bộ, đường thủy, đường hàng không nhằm đảm bảo lưu thông thông suốt trong mọi tình huống.

4. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, đặc biệt là người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy và các chất kích thích khác; trách nhiệm của chủ phương tiện vận tải. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đi đối với biện pháp bắt buộc chấp hành pháp luật về TTATGT. Đổi mới quản lý công tác đăng ký phương tiện giao thông theo hướng gắn trách nhiệm chủ sở hữu phương tiện với trách nhiệm quản lý, sử dụng xe. Điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng gây tai nạn giao thông. Có biện pháp kiên quyết để phòng ngừa, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu gây mất TTATGT và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

5. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải và TTATGT. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, phòng ngừa sai phạm và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, sách nhiễu của lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT. Gắn trách nhiệm trực tiếp của cơ quan và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước với lĩnh vực được giao quản lý nếu để xảy ra vụ việc đặc biệt nghiêm trọng.

6. Ưu tiên đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật công nghệ, hiện đại hóa công tác bảo đảm TTATGT; nghiên cứu lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông trên những tuyến trọng điểm, phục vụ công tác xử lý vi phạm về an toàn giao thông và giám sát về an ninh trật tự. Xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm phục vụ công tác xử lý vi phạm về TTATGT sử dụng cho toàn tỉnh.

7. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về TTATGT, đặc biệt là giữa ngành Công an vi ngành Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau. Kết nối chia sẻ cơ sở dữ liệu, thông tin dùng chung phục vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải và TTATGT.

III. TỔ CHỨC THC HIN

Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại phần II Kế hoạch này, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Ban An toàn giao thông tỉnh

- Hàng năm, chủ trì, phối hợp với ngành Công an, ngành Giao thông vận tải và các ngành liên quan xây dựng kế hoạch bảo đảm TTATGT phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của tỉnh; trong đó, cần ưu tiên đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật công nghệ, hiện đại hóa công tác bảo đảm TTATGT.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh.

- Hàng năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan quan rà soát nhu cầu mở lớp bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT gửi Sở Nội vụ để tổng hợp, tham mưu đưa vào kế hoạch bồi dưỡng của tỉnh.

- Thành lập các đoàn liên ngành để chỉ đạo, kiểm tra về công tác bảo đảm TTATGT; kịp thời tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Giao thông vận tải

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm của lực lượng Thanh tra giao thông vận tải; xây dựng lực lượng Thanh tra giao thông chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, đạo đức; có tác phong chuẩn mực và gương mẫu thực hiện văn hóa giao thông.

[...]