Thứ 5, Ngày 07/11/2024

Kế hoạch 664/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Số hiệu 664/KH-UBND
Ngày ban hành 18/02/2019
Ngày có hiệu lực 18/02/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Nguyễn Hữu Phước
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 664/KH-UBND

Bến Tre, ngày 18 tháng 02 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ TRẺ EM KHUYẾT TẬT TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ BẢO VỆ, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TẠI CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2018-2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

Thực hiện Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018-2025”.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đề ra kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. Thực trạng người khuyết tật trên địa bàn tỉnh

Hiện toàn tỉnh có trên 26.283 người khuyết tật, trong đó có 13.846 người khuyết tật vận động, 1.121 người khuyết tật nghe, nói, 1.086 người khuyết tật nhìn, 6.775 người khuyết tật thần kinh, 1.438 người khuyết tật trí tuệ và 2.017 người khuyết tật vận động và các dạng khác.

Hiện toàn tỉnh có trên 2.614 trẻ em khuyết tật, chiếm 6.14% so với tổng số người khuyết tật của tỉnh. Trong đó có 452 trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng, 962 trẻ em khuyết tật nặng được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng tại cộng đồng và 283 trẻ em khuyết tật đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, tại các cơ sở bo trợ xã hội công lập và Trường Nuôi dạy trẻ em khuyết tật.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2025, trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng để được hòa nhập cộng đồng và có cơ hội thực hiện đầy đủ quyền của trẻ em khuyết tật theo đúng quy định.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2018 - 2020

a) Phấn đấu 50% trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng.

b) Phấn đấu 30% trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng phù hợp; 40% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng.

c) Phấn đấu 50% cán bộ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, các tổ chức xã hội có liên quan đến trẻ em khuyết tật, cán bộ, cộng tác viên làm công tác trợ giúp trẻ em khuyết tật được tập huấn các kiến thức, kỹ năng và phương pháp về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật.

d) Phấn đấu 30% các huyện, thành phố triển khai thiết lập mạng lưới liên kết các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật tại cộng đồng và thí điểm các mô hình dịch vụ hỗ trợ trẻ em khuyết tật.

2.2. Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025

a) Phấn đấu 70% trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng.

b) Phấn đấu 50% trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng phù hợp; 60% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng.

c) Phấn đấu 70% cán bộ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, các tổ chức xã hội có liên quan đến trẻ em khuyết tật, cán bộ, cộng tác viên làm công tác trợ giúp trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật.

d) Phấn đấu 60% các huyện, thành phố,triển khai thiết lập mạng lưới liên kết các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật tại cộng đồng và thí điểm các mô hình dịch vụ hỗ trợ trẻ em khuyết tật.

III. Đối tượng, phạm vi:

- Trẻ em khuyết tật trên phạm vi toàn tỉnh;

- Các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

IV. Nhiệm vụ và giải pháp

1. Tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng.

- Công tác truyền thông được thực hiện thông qua các buổi tập huấn công tác của ngành cho cán bộ huyện, xã, ấp; các buổi truyền thông tại các trường học về các cách giao tiếp với bạn học là người khuyết tật, những hành vi không được đối xử với người khuyết tật... lồng ghép vào các buổi họp chi, tổ, hội và tổ nhân dân tự quản tại địa phương hướng dẫn cách chăm sóc người khuyết tật đặc biệt là trẻ em, các hành vi phân bit đi xử với người khuyết tật vi phạm pháp luật và mức phạt theo những hành vi.

- Nội dung tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật, các chính sách của nhà nước đối với người khuyết tật (chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, vui chơi giải trí và bảo trợ xã hội...)

[...]