Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2023 về triển khai Chương trình "Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Số hiệu 66/KH-UBND
Ngày ban hành 14/04/2023
Ngày có hiệu lực 14/04/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Duy Hưng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 14 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH "ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG THƯ VIỆN, BẢO TÀNG, TRUNG TÂM VĂN HÓA ĐẾN NĂM 2030" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

Thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình "Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030", Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước và Nhân dân về việc học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử văn hóa, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội khơi dậy lòng yêu nước, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.

2. Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa phải phù hợp đối tượng người sử dụng ở từng địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp nhiều cơ hội cho người dân, đặc biệt ở vùng xa trung tâm được học tập thường xuyên, từ đó khuyến khích nhu cầu, thói quen học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ dân trí, năng lực sáng tạo, kỹ năng lao động; cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, hiện đại hóa phương thức tổ chức các hoạt động, dịch vụ phục vụ học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

4. Tổ chức thực hiện Kế hoạch phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, lồng ghép với các kế hoạch, đề án, các chương trình, mục tiêu có liên quan đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

5. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị; có sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền và sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan liên quan, gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ sở đi đôi việc đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch số 24-KH/TU ngày 31/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước".

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Mục tiêu chung

a) Tiếp tục đổi mới hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hoá để người dân có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống tri thức mở. Đẩy mạnh chuyển đổi số tạo điều kiện linh hoạt với nhiều mô hình, đồng thời khơi dậy, phát huy truyền thống hiếu học của tỉnh; tuyên truyền vận động để nhân dân trên địa bàn tỉnh hình thành thói quen, phát triển năng lực tự học tập, tích cực học tập suốt đời, xây dựng tỉnh Hưng Yên trở thành "Tỉnh học tập"; xây dựng con người Hưng Yên thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng động, sáng tạo, tuân thủ pháp luật, có ý thức cộng đồng và trách nhiệm công dân cao, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam đáp ứng những chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

b) Đổi mới hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hoá gắn với việc thực hiện hiệu quả các Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Tổ chức tuyên truyền gắn với Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam - 21/4, Ngày Sách và Bản quyền thế giới -23/4, Ngày Quốc tế Bảo tàng - 18/5, Ngày Di sản văn hóa Việt Nam - 23/11 và các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước và của tỉnh và các phong trào xây dựng mô hình công dân học tập, cuộc vận động xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục…

c) Đổi mới hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hoá phát huy được lợi thế của tỉnh, phát huy hiệu quả thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 23/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 08/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đối với hệ thống thư viện

- Phấn đấu xây dựng Thư viện tỉnh có cơ sở vật chất, trang bị hệ thống thư viện công cộng hoạt động theo mô hình thư viện điện tử hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, tổ chức hoạt động phục vụ việc học tập suốt đời cho người sử dụng thư viện. Từng bước nâng cấp, bảo đảm cung cấp dịch vụ phục vụ việc học tập suốt đời cho người sử dụng thư viện. Công tác xử lý kỹ thuật được xử lý theo chuẩn nghiệp vụ quốc tế, nhanh chóng, kịp thời đưa sách vào phục vụ bạn đọc. Tổ chức các hoạt động phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của Nhân dân góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, chú trọng bổ sung vốn sách, báo trong các thư viện để phục vụ độc giả; hằng năm tổ chức 02 - 03 cuộc trưng bày, giới thiệu theo chuyên đề; tổ chức luân chuyển sách báo; cung cấp dịch vụ truy cập Internet miễn phí, có khả năng kết nối với hệ thống thư viện trong tỉnh, thư viện Trung ương để người dân được tiếp cận thông tin, tri thức phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao hiểu biết và các nhu cầu khác.

- Phát triển và duy trì thư viện kết hợp với trung tâm học tập cộng đồng; củng cố, phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, xây dựng phong trào đọc sách báo, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam - 21/4, Ngày Sách và Bản quyền thế giới - 23/4 với quy mô cấp tỉnh.

- Đến năm 2025, số lượt người sử dụng thư viện phục vụ nhu cầu học tập, tìm kiếm thông tin, nâng cao hiểu biết tăng bình quân 6-8% mỗi năm. Đến năm 2030, tăng bình quân 8 - 10% mỗi năm.

b) Đối với bảo tàng

- Hoàn thành dự án nội thất và trưng bày bảo tàng; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện đổi mới công tác trưng bày; từng bước xây dựng bộ sưu tập hiện vật và tiến hành tư liệu hóa các tài liệu, hiện vật tiêu biểu để thực hiện Dự án nội thất trưng bày; ứng dụng giới thiệu trưng bày các chuyên đề trên không gian số.

- Đa dạng hóa các hoạt động của bảo tàng trong điều kiện mới nhằm giới thiệu di sản, văn hoá, lịch sử, tiềm năng, thế mạnh, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh nhà đến với công chúng.

- Tham mưu các nhiệm vụ, giải pháp triển khai các dự án về bảo tàng theo Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2030; triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Bảo tàng tỉnh Hưng Yên gắn với phát triển du lịch”; tăng cường các hình thức phục vụ tốt người dân đến tham quan, chia sẻ và học tập, chú trọng phục vụ tham quan, học tập của học sinh các cấp.

- Hằng năm, Bảo tàng tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức 02-03 cuộc/hoạt động giáo dục trải nghiệm về văn hoá, lịch sử vào các ngày: Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam - 19/4; Ngày Bảo tàng Việt Nam - 18/5; Ngày Di sản văn hoá Việt Nam - 23/11với nhiều hoạt động giới thiệu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh và cộng đồng các dân tộc tại bảo tàng; giới thiệu di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm thu hút Nhân dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên tham dự.

- Đẩy mạnh, duy trì phát triển các thiết chế bảo tàng, nhà truyền thống, phòng truyền thống, nhà lưu niệm, tưởng niệm danh nhân trên địa bàn tỉnh nhằm huy động nguồn lực xã hội hóa từ các doanh nghiệp, nhà tài trợ, tổ chức, cá nhân tham gia; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các loại hình di sản văn hóa của địa phương qua website và các phương tiện thông tin đại chúng.

c) Đối với trung tâm văn hóa

- Phấn đấu hoàn thiện, phát triển, nâng cao hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các thiết chế văn hóa, đảm bảo đáp ứng nhu cầu hội họp, học tập, giải trí của Nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh theo mục tiêu Nghị quyết số 18- NQ/TU ngày 08/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã đề ra.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ