Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 66/KH-UBND về phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy và tiếp nhận hỗ trợ nạn nhân bị mua bán năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 66/KH-UBND
Ngày ban hành 25/03/2022
Ngày có hiệu lực 25/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Nguyễn Lưu Trung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 25 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MẠI DÂM; CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ TIẾP NHẬN HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Thực hiện Kế hoạch số 231/KH-UBND ngày 13/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Kế hoạch số 185/KH-UBND ngày 07/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 14/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 09/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt bệnh AIDS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030,

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy và tiếp nhận hỗ trợ nạn nhân bị mua bán năm 2022, như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm; công tác cai nghiện ma túy, tổ chức dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng; giảm tỷ lệ tái nghiện và kịp thời tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

2. Yêu cầu

Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền trong công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma túy, thực hiện tốt công tác chữa bệnh cai nghiện phục hồi, tổ chức dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện và hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân bị mua bán.

Các cơ quan chức năng trong phạm vi trách nhiệm của ngành, đơn vị tổ chức quán triệt tinh thần chỉ đạo trong hệ thống để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.

II. NỘI DUNG

1. Công tác tuyên truyền, giáo dục

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội sâu rộng tại các địa bàn dân cư có nguy cơ cao về tệ nạn mại dâm, ma túy và mua bán người; đặc biệt chú trọng các địa bàn vùng giáp ranh, khu vực thành phố, thị trấn, địa bàn du lịch, biên giới, hải đảo,... nhằm tạo sự chuyển biến nhận thức của người dân về tác hại của tệ nạn ma túy, mại dâm, mua bán người tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội có hiệu quả.

2. Công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm

- Tăng cường công tác quản lý, không để phát sinh các tụ điểm mại dâm nơi công cộng, nhất là địa bàn thành thị, các khu công nghiệp và các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm (khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, vũ trường, quán bar, karaoke, massage,...) lợi dụng để hoạt động mại dâm trá hình với mọi hình thức; tổ chức triệt xóa các đường dây có tổ chức, các khu vực và tụ điểm mại dâm phức tạp gây nhiều dư luận bức xúc trong Nhân dân.

- Đội Kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, dễ làm phát sinh tệ nạn mại dâm; xử lý nghiêm, đúng pháp luật các đối tượng tổ chức, môi giới hoạt động mại dâm và người mua dâm, bán dâm; giáo dục nâng cao nhận thức cho người bán dâm về những tác hại do tệ nạn mại dâm gây ra cho bản thân, gia đình và xã hội; thay đổi nhận thức, hành vi từ bỏ con đường mại dâm.

- Tiếp tục duy trì thực hiện các mô hình phòng, ngừa tệ nạn mại dâm tại cộng đồng kết hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm tác hại về phòng, chống HIV/AIDS trong phòng, chống mại dâm tại thành phố Rạch Giá, Phú Quốc và huyện An Biên, Châu Thành, Kiên Lương, Kiên Hải.

- Đẩy mạnh công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, ma túy; chuyển hóa tích cực các địa bàn trọng điểm. Phấn đấu giữ vững số xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, ma túy hiện có; quan tâm xây dựng mới xã, phường, thị trấn từ loại yếu lên loại trung bình và từ mức trung bình lên loại khá. Củng cố và phát huy vai trò, nhiệm vụ của các Đội công tác xã hội tình nguyện xã, phường, thị trấn tham gia tích cực vào việc phát hiện đấu tranh, tuyên truyền phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma túy và nguy cơ nhiễm HIV/AIDS tại địa phương, cơ sở.

3. Công tác cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện

- Tăng cường công tác giáo dục, chữa bệnh cho người nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy đa chức năng tỉnh, đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện đúng các quy trình về chữa bệnh, kết hợp nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả chữa bệnh và cai nghiện phục hồi; liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức dạy nghề cho shọc viên mới vào Cơ sở cai nghiện. Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, địa phương và các nguồn vốn khác đầu tư và cải tạo cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, đáp ứng các quy định về chế độ quản lý học viên, đảm bảo thực hiện đúng quy trình cai nghiện, nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc, sức khỏe, tư vấn, giáo dục, học nghề và chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng, tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống.

- Triển khai thực hiện Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.

Tiếp nhận quản lý, cắt cơn, giải độc và tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định tại Cơ sở cai nghiện ma túy đa chức năng tỉnh, trong thời gian lập hồ sơ đề nghị Tòa án xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh. Trong năm tiếp nhận 550 người nghiện vào cơ sở cai nghiện, trong đó 200 người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, 200 người nghiện tự nguyện cai nghiện và 150 người nghiện ma túy có nơi cư trú vào cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Tòa án và tổ chức dạy nghề, truyền nghề 06 lớp cho 150 học viên đang cai nghiện tại cơ sở.

4. Công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1302/QĐ-UBND ngày 03/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án thí điểm điều trị cắt cơn, cai nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và Công văn số 563/UBND-KGVX ngày 07/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

- Tiếp tục duy trì các mô hình “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện và quản lý người sau cai tái hòa nhập cộng đồng” tại thành phố Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc và huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Tân Hiệp, Hòn Đất, An Minh, An Biên.

- Tổ chức triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và tiếp tục thực hiện Đề án thí điểm điều trị cắt cơn, cai nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

- Chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ cho người cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương được tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu, nguồn vốn của các hội, đoàn thể,... để sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

5. Công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán: Tổ chức nắm tình hình nạn nhân bị mua bán trở về trên địa bàn tỉnh; thực hiện tiếp nhận và hỗ trợ kịp thời cho các nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng. Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ khó khăn ban đầu, hỗ trợ học nghề, tạo điều kiện giúp họ có công ăn việc làm ổn định cuộc sống.

[...]