Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030

Số hiệu 66/KH-UBND
Ngày ban hành 22/03/2021
Ngày có hiệu lực 22/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Văn Hồng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 22 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17/6/2010 và Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 509/QĐ-UBND ngày 28/02/2018 về việc phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2018 - 2020, theo đó đã đề ra các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố làm cơ sở để các sở, ban ngành, địa phương và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.

Trong thời gian qua, Sở Công Thương và các sở, ban ngành đã bám sát nội dung kế hoạch hành động hàng năm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đạt được một số kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và đời sống; đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững của địa phương. Các hoạt động tiết kiệm năng lượng giai đoạn 2016 - 2020 đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, sản lượng điện tiết kiệm toàn thành phố đạt được 222.089.194 kWh, tăng 20,52% so với giai đoạn 2011 - 2015, góp phần quan trọng trong việc giảm phụ tải tiêu thụ điện, đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục cho các đơn vị có chức năng quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng trên địa bàn thành phố; đồng thời đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Công tác thông tin, tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được chú trọng, qua đó nâng cao nhận thức cho cộng đồng thông qua báo, đài, bản tin, phóng sự, các chương trình, hoạt động hàng năm như Chiến dịch Giờ Trái đất, Gia đình tiết kiệm điện, hưởng ứng Ngày môi trường thế giới... Hàng năm, tổ chức hội nghị, hội thảo, tuyên truyền phổ biến các trang thiết bị điện hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp thông qua các mô hình như sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, tòa nhà, chiếu sáng công cộng và hộ gia đình, việc đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền bằng nhiều hình thức đã tạo được sự đồng thuận quan tâm, ủng hộ của người dân và doanh nghiệp, góp phần nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến sang hành động tiết kiệm năng lượng trong người dân và cộng đồng xã hội.

Qua đó, sản lượng điện thương phẩm cung cấp của thành phố giai đoạn 2016-2020 đối với các thành phần kinh tế đã tăng dần qua các năm. Cụ thể:

ĐVT: Triệu kWh

Thành phần

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Nông, Lâm, Thủy sản

31,71

38,05

44,84

58,86

63,98

Công nghiệp, xây dựng

1.058,31

1.078,27

1.163,44

1.246,61

1.269,50

Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng

150,19

171,30

188,21

197,79

179,72

Quản lý, sinh hoạt

689,52

722,89

755,06

824,01

885,04

Khác

99,14

102,26

106,60

119,40

127,94

Tổng cộng

2.028,87

2.112,77

2.258,15

2.446,67

2.526,18

(Nguồn: Công ty Điện lực thành phố Cần Thơ).

Theo số liệu trên nhóm công nghiệp, xây dựng trên địa bàn thành phố chiếm tỷ lệ trên 50% tổng điện năng tiêu thụ và khối quản lý, sinh hoạt chiếm hơn 30%. Đây là hai nhóm có tỷ lệ điện năng tiêu thụ cao nhất trong tổng điện năng tiêu thụ của toàn thành phố, với tốc độ phát triển về kinh tế giai đoạn 2021-2025 tăng trưởng GRDP đạt 7,5-8%/năm, nhu cầu năng lượng cho các thành phần kinh tế của thành phố sẽ tăng. Vì vậy, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tập trung vào hai nhóm ngành tiêu thụ nhiều năng lượng là thật sự cần thiết.

II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

a) Góp phần thực hiện mục tiêu chung của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 và Chương trình số 57-CTr/TU Ngày 24/4/2020 của Thành ủy Cần Thơ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

b) Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố; tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/03/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản hướng dẫn của ngành, lĩnh vực.

c) Đẩy mạnh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp quản lý nhà nước, hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị, chuyển giao công nghệ, thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất cao, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tranh thủ kinh nghiệm và sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước nhằm triển khai các dự án hỗ trợ kỹ thuật, dự án hỗ trợ đầu tư liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và thúc đẩy việc thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

đ) Triển khai đồng bộ các hoạt động của Chương trình, tạo bước chuyển biến đột phá trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, công trình xây dựng sử dụng nhiều năng lượng, các tòa nhà, chiếu sáng công cộng, giao thông vận tải, hoạt động dịch vụ, hộ gia đình.

đ) Thúc đẩy hoạt động tiết kiệm năng lượng, hình thành ý thức, thói quen trong cộng đồng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi hoạt động của xã hội; giảm cường độ sử dụng năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế; tiết kiệm năng lượng trở thành hoạt động thường xuyên đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng; góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường ứng phó biến đổi khí hậu của thành phố.

e) Tăng cường công tác kiểm soát, quản lý các dự án đầu tư sử dụng năng lượng, hạn chế sử dụng tài nguyên gây ô nhiễm môi trường.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2021 - 2025:

- Đạt mức tiết kiệm tối thiểu là 4,50 - 6,0 % tổng tiêu thụ năng lượng so với dự báo nhu cầu năng lượng và giảm mức tổn thất điện năng trên toàn thành phố xuống thấp hơn 3,0% (năm 2020 khoảng 3,12%).

- Góp phần giảm mức tiêu hao năng lượng bình quân cho các ngành/phân ngành, cụ thể: (1) Giao thông vận tải: tiết kiệm tối thiểu 4,40% tổng tiêu thụ năng lượng toàn ngành; (2) Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản: tiết kiệm tối thiểu 4,40% tổng tiêu thụ năng lượng toàn ngành; (3) Dịch vụ công cộng: tiết kiệm tối thiểu 5,90% tổng tiêu thụ năng lượng toàn ngành; (4) Dân dụng sinh hoạt: tiết kiệm trung bình 4,20% tổng tiêu thụ năng lượng toàn ngành; (5) Thương mại dịch vụ: tiết kiệm trung bình 3,90% tổng tiêu thụ năng lượng toàn ngành; (6) Công nghiệp: tiết kiệm trung bình 5,00% tổng tiêu thụ năng lượng toàn ngành trong cả giai đoạn.

- Đến năm 2025, hầu hết hệ thống chiếu sáng tại các quận, trung tâm huyện được thay thế, lắp đặt, xây dựng mới bằng hệ thống chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện và công nghệ điều khiển trung tâm.

- Đạt chỉ tiêu 100% doanh nghiệp vận tải trọng điểm có chương trình phổ biến kỹ năng điều khiển phương tiện hoặc giải pháp kỹ thuật trong khai thác, sử dụng phương tiện giao thông cơ giới theo hướng tiết kiệm năng lượng.

- Đạt 70% khu công nghiệp và 50% cụm công nghiệp được tiếp cận, áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Đạt chỉ tiêu 100% cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo quy định.

- Đảm bảo việc tuân thủ và thực hiện các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả đối với các công trình xây dựng thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn.

[...]