Kế hoạch 65/KH-UBND về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2023 trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Số hiệu 65/KH-UBND
Ngày ban hành 30/03/2023
Ngày có hiệu lực 30/03/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Ngọc Hè
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/KH-UBND

 Cần Thơ, ngày 30 tháng 3 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thực hiện Quyết định số 394/QĐ-BNN-CLCB ngày 01/02/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản năm 2023, UBND thành phố ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2023 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, với nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

Triển khai đầy đủ, đồng bộ, kịp thời các nhiệm vụ và giải pháp theo Chỉ thị 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới và Đề án đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021-2030,... nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của nhân dân, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của nông lâm thủy sản Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế.

II. KẾT QUẢ VÀ CHỈ SỐ CẦN ĐẠT

1. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại B được nâng lên loại A tăng 10% so với năm 2022 và tiếp tục duy trì không có cơ sở xếp loại C. Tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thuộc diện ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, phấn đấu duy trì và đạt 100%.

2. Trong năm 2023, tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm dưới 3%.

3. Tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu nông sản, thủy sản (làm sẵn, ăn liền) tăng 10% so với năm 2022.

4. Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAP (hoặc tương đương) phấn đấu tăng từ 5 - 10%/năm so với năm 2022.

5. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 (hoặc tương đương) tăng 10% so với năm 2022.

6. 100% văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm được rà soát xây dựng, sửa đổi, bổ sung theo kế hoạch, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ ngành trung ương.

7. Tất cả các quận, huyện và thành phố được rà soát, kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản phù hợp với phân công, phân cấp quản lý.

8. 100% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Rà soát, kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy, nguồn lực quản lý, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho công chức quản lý chất lượng, ATTP và cử công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để cập nhật pháp luật, kiến thức, kỹ năng thực thi pháp luật; chuẩn hóa các hoạt động quản lý Nhà nước như giám sát, thẩm định, chứng nhận, thanh tra, điều tra, xử lý vi phạm,.... Các Sở, ban ngành và địa phương bố trí đầy đủ nguồn nhân lực để triển khai thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

2. Tiếp tục rà soát, góp ý hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quản lý chất lượng VTNN, đảm bảo ATTP hài hòa với các chuẩn mực quốc tế; tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp tạo môi trường thuận lợi và động lực cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao, an toàn và bền vững.

3. Đổi mới các hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến các quy định về pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm; đa dạng thông tin và hình thức tuyên truyền phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, như: phối hợp cơ quan truyền thông, Hội Nông dân thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố,... tổ chức tập huấn phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm; tổ chức các buổi tọa đàm, xây dựng các sản phẩm truyền thông nhằm liên kết sản xuất, giới thiệu các sản phẩm nông lâm thủy sản. Qua đó, nâng cao giá trị, quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ. Cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin về ATTP, tuyên truyền, biểu dương các doanh nghiệp, tôn vinh các sản phẩm bảo đảm chất lượng ATTP, các tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong công tác bảo đảm an ninh, ATTP; công khai các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao và kịp thời thông tin các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm theo quy định.

4. Thống kê, cập nhật đầy đủ danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy trên địa bàn thành phố và đảm bảo thẩm định chứng nhận đầy đủ cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018, Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022; tăng cường vận động cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ký cam kết và kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã cam kết theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quyết định số 01/2021/QĐ-UBND ngày 05/02/2021 của UBND thành phố Cần Thơ quy định quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương liên quan.

5. Chủ động giám sát, cảnh báo, thanh tra, kiểm tra đột xuất; triển khai các hoạt động hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2023 theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương, Bộ Nông nghiệp và PTNT (Kế hoạch số 1766/KH-BCĐTƯATTP ngày 27/12/2022 và Công văn số 1165/BNN-CLCB ngày 01/3/2023), tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở các cấp, thông qua các hoạt động hậu kiểm đối với các đối tượng, phạm vi được phân công, phân cấp quản lý; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

6. Triển khai Chương trình phối hợp về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản giao thương giữa thành phố Cần Thơ và các tỉnh, thành phố giai đoạn 2022-2025; chủ động tổ chức kết nối, xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản (thông qua các đợt hội nghị, hội chợ, kết nối tiêu thụ sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, sản phẩm đặc sản, chủ lực, sản phẩm đạt OCOP của địa phương với các kênh phân phối, bán lẻ trên cả nước); tổ chức lồng ghép các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý chất lượng ATTP và phối hợp tập huấn về chuỗi giá trị nông lâm thủy sản bền vững theo chuẩn quốc tế; phối hợp giám sát đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng gắn với truy xuất nguồn gốc và xử lý sản phẩm vi phạm chất lượng, an toàn và kiểm tra việc thực hiện chương trình phối hợp đối với các tỉnh, thành phố đã ký kết với thành phố Cần Thơ; hằng năm, gia tăng số lượng địa phương và các sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, sản phẩm đạt OCOP, sản phẩm chủ lực để ký kết giao thương với thành phố Cần Thơ.

7. Chủ động kịp thời xử lý sự cố ATTP, chỉ đạo các Sở ngành, địa phương duy trì đường dây nóng, kịp thời tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về những hành vi phạm an toàn thực phẩm, nhằm chủ động xử lý các sự cố có nguy cơ mất an toàn thực phẩm; đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản.

IV. NGUỒN KINH PHÍ

1. Ngân sách Nhà nước cấp cho công tác quản lý nâng cao chất lượng, kiểm soát an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm, hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, thông tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm.

2. Ngân sách Nhà nước thông qua các đề tài, Dự án, Chương trình.

3. Kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

4. Kinh phí huy động xã hội hóa từ các doanh nghiệp.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]