Kế hoạch 65/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án tạo nguồn và phát triển cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 thuộc khối Nhà nước giai đoạn 2022-2025 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 65/KH-UBND
Ngày ban hành 18/04/2022
Ngày có hiệu lực 18/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Đặng Văn Minh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 18 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TẠO NGUỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁN BỘ NỮ, CÁN BỘ TRẺ, CÁN BỘ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ GIỮ CÁC CHỨC DANH THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035 THUỘC KHỐI NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2022-2025

Thực hiện Đề án số 08-ĐA/TU ngày 12/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tạo nguồn và phát triển cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035; trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Ban cán sự đảng UBND tỉnh, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tạo nguồn và phát triển cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 thuộc khối Nhà nước giai đoạn 2022-2025, cụ thể như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG

1. Đối với cán bộ nữ, cán bộ trẻ

a) Là cán bộ có trong quy hoạch các chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý và đang giữ các chức vụ:

- Cấp tỉnh: Có độ tuổi dưới 45 tuổi đối với nữ và dưới 40 tuổi đối với nam (thời điểm tính tuổi là tháng 9/2025) hiện nay đang giữ các chức vụ: Trưởng, phó trưởng phòng và tương đương các sở, ban, ngành tỉnh và tương đương; các hội quần chúng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng các khoa, phòng các đơn vị sự nghiệp của tỉnh.

- Cấp huyện: Có độ tuổi dưới 40 tuổi (thời điểm tính tuổi là tháng 6/2025) hiện nay đang giữ các chức vụ: Trưởng, phó trưởng phòng và tương đương các phòng, ban huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc và tương đương trở lên.

- Cấp xã: Có độ tuổi dưới 35 tuổi (thời điểm tính tuổi là tháng 4/2025) hiện nay đang giữ các chức vụ: Từ phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, phó chủ tịch hội đồng nhân dân cấp xã trở lên.

b) Một số đối tượng khác có thành tích công tác nổi trội, có tài năng trong hoạt động công vụ do Sở Nội vụ báo cáo Ban cán sự đảng UBND tỉnh trình Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy) xem xét, quyết định.

c) Có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện về công tác cán bộ theo quy định và triển vọng để phát triển giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030 và định hướng đến năm 2035.

2. Đối với cán bộ người dân tộc thiểu số

Đang là trưởng, phó trưởng phòng và tương đương cấp tỉnh, cấp huyện; phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, phó chủ tịch hội đồng nhân dân cấp xã trở lên không yêu cầu độ tuổi phải là trẻ như trên nhưng phải có trong quy hoạch các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý và đảm bảo độ tuổi quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển theo quy định.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Quan điểm

- Thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị theo nguyên tắc tập trung dân chủ; đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh, cấp ủy, tổ chức đảng, của người đứng đầu các cấp trong công tác tạo nguồn cán bộ.

- Tạo nguồn và phát triển cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030 và định hướng đến năm 2035 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong việc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và phải được tiến hành thường xuyên, đồng bộ, chặt chẽ và đạt hiệu quả cao. Các cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải thể hiện tinh thần quyết tâm cao để đạt được các chỉ tiêu đề ra trong Đề án.

- Việc tạo nguồn và phát triển đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số phải có tính khả thi, có lộ trình và kết quả cụ thể; dự báo được các yêu cầu lâu dài để chủ động xây dựng các phương án bố trí cán bộ phù hợp, gắn với đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ để nâng cao chất lượng, số lượng trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Cơ cấu cán bộ lãnh đạo, quản lý cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số phải hài hòa, cân đối tổng thể, đảm bảo tỷ lệ quy định của Trung ương, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và năng lực thực tiễn của cán bộ; không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện.

- Tạo nguồn và phát triển cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030 và định hướng đến năm 2035 là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là của các cấp ủy, tổ chức đảng, mà trước hết là người đứng đầu và cơ quan tham mưu của Đảng, trong đó cơ quan tham mưu công tác cán bộ là nòng cốt; đồng thời, phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Xem việc tạo nguồn và phát triển cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đủ số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị; đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ lãnh đạo trong hệ thống chính trị; khắc phục tình trạng hẫng hụt cán bộ. Phấn đấu đến nhiệm kỳ 2025 - 2030, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy các cấp và các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý bằng và có chỉ tiêu cao hơn quy định của Trung ương.

b) Mục tiêu cụ thể

Đối với cấp tỉnh

- Về cán bộ nữ: Phấn đấu đến nhiệm kỳ 2025 - 2030, có tỷ lệ cán bộ nữ trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh từ 15% trở lên và có cán bộ nữ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và trong Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh. Cán bộ nữ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đạt tỷ lệ từ 20% trở lên trong tổng số cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.

- Về cán bộ trẻ: Nhiệm kỳ 2025 - 2030, có tỷ lệ cán bộ trẻ dưới 40 tuổi trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đạt tỷ lệ từ 10% trở lên và phấn đấu có cán bộ dưới 45 tuổi trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. Cán bộ trẻ dưới 40 tuổi giữ chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đạt tỷ lệ từ 12% trở lên.

- Về cán bộ người dân tộc thiểu số: Nhiệm kỳ 2025 - 2030, có tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tối thiểu từ 05 đồng chí trở lên; có cán bộ người dân tộc thiểu số tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh. Phấn đấu tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số giữ chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở cấp tỉnh là 5%, trong đó Ban Dân tộc tỉnh nhất thiết có cán bộ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số.

[...]