Kế hoạch 65/KH-UBND năm 2021 về phát triển trồng Sen giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 65/KH-UBND
Ngày ban hành 02/03/2021
Ngày có hiệu lực 02/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 02 tháng 03 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN TRỒNG SEN GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 07/3/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai các hoạt động hợp tác với Học viện Nông nghiệp Việt Nam; căn cứ nhu cầu thực tiễn sản xuất cây Sen của các địa phương; UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát triển trồng Sen giai đoạn 2021-2025, với các nội dung như sau:

Phần I

THỰC TRẠNG TRỒNG SEN VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SEN GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. THỰC TRẠNG TRỒNG SEN

1. Về thực trạng đất đai trồng Sen

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng chiều dài sông suối và sông đào dài khoảng 1.055km. Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3-1km/km2, có nơi tới 1,5-2,5 km/km2. Với hệ thống sông phong phú như vậy nên khu vực đồng bằng duyên hải đã hình thành nhiều ao, hồ và hói cụt có khả năng để phát triển trồng cây Sen với đặc tính là thực vật thủy sinh thích sống và phát triển các vùng thấp trũng có nguồn gốc từ Châu Á. Do vậy, cây Sen đã được người dân trên địa bàn tỉnh trồng từ nhiều năm trước đây, một số khu vực đã trở thành cây trồng truyền thống gắn liền với văn hóa địa phương. Đặc biệt, khu vực Kinh thành Huế “Sen Huế có thể xếp vào hàng thực phẩm vô địch về hương vị so với sen của các xứ khác...”.

Trước đây cây Sen được đưa vào trồng để làm cảnh quan tại các hồ xung quanh Kinh thành Huế, những năm gần đây thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là chuyển đổi cây lúa kém hiệu quả sang trồng cây Sen có hiệu quả kinh tế cao hơn, nhằm xóa thế độc canh cây lúa, tận dụng triệt để nguồn đất đai sẵn có trên địa bàn nhất là diện tích mặt nước hoang, ao, hồ, hói cụt, đất lúa một vụ, hai vụ có chân đất phù hợp (lớp bùn dày), thấp trũng và vùng đất chua phèn trồng lúa kém hiệu quả; đồng thời, để đa dạng hóa cây trồng tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Thực tế sản xuất cho thấy, đất một vụ chuyển sang trồng Sen chủ yếu là diện tích vùng trũng, lớp bùn dày hơn so với đất hai vụ lúa nên khi chuyển đổi thể hiện tính thích nghi cao hơn, cho năng suất và tính chống chịu cao hơn. Sản xuất cây Sen bước đầu chuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán song hình thành các vùng sản xuất tập trung, mang lại giá trị kinh tế cao được địa phương tin trồng như sản phẩm sen Tịnh Tâm, Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang,...

Bảng 1: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trồng sen năm 2020 (chi tiết kèm theo phụ lục I)

Đơn vị tính: Ha.

TT

Đơn vị

Tổng diện tích (ha)

Trong đó

Mặt nước hoang

Từ đất lúa chuyển sang trồng sen

Ao, hồ, hói cụt

Lúa 1 vụ

Lúa 2 vụ

 

1

Phong Điền

355,56

75,18

58,77

121,27

100,34

2

Quảng Điền

60,40

2,80

1,60

23,80

32,20

3

Hương Trà

59,80

1,00

1,00

18,50

39,30

4

Hương Thủy

14,25

1,75

0,00

7,00

5,50

5

Phú Vang

71,96

0,00

40,70

0,00

31,26

6

Phú Lộc

35,40

0,00

4,00

0,00

31,40

7

TP Huế

41,55

0,30

0,00

4,00

37,25

8

Nam Đông

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

9

A Lưới

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

Tổng cộng

638,92

81,03

106,07

174,57

277,25

2. Về thực trạng canh tác của nông hộ

- Giống: Giống Sen đưa vào trồng trên địa bàn tỉnh chủ yếu là giống Sen truyền thống của Huế (Sen trắng Tịnh Tâm) và Sen hồng cao sản, trồng để lấy hạt, bông. Giống Sen Huế ngoài vẻ đẹp quyến rũ, hạt sen có phần xốp hơn sen Bắc, sen Nam và đặc biệt hạt sen có hương vị và không chát.

- Nguồn cây giống: Người dân chủ yếu là để giống lưu gốc, tận dụng lại từ vụ trước, một số hộ dân nhập nguồn giống từ Đà Nẵng (Sen nếp), Quảng Nam,... và gieo bằng hạt, tuy vậy lượng giống mới chỉ đáp ứng trồng trên diện tích nhỏ trong vùng, nguồn giống trồng trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu vẫn được đặt mua từ các tỉnh phía Nam.

- Thời vụ: Ở Huế, Sen thường được trồng từ khoảng tháng 2 đến tháng 7 âm lịch thì cho thu hoạch. Đây là một loại cây dễ trồng, thích nghi nhiều chân đất, khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trên các ao, hồ, hói cụt, đất ruộng trũng, sâu bùn,..., có nguồn nước không bị ô nhiễm.

- Đầu tư chăm sóc và phòng trừ sinh vật gây hại: Trong những năm gần đây, một số diện tích sen trồng tại các địa phương thường phát triển kém, chết dần không rõ nguyên nhân từ giai đoạn phát Ngó sen, lá và kéo dài đến giai đoạn ra hoa. Đa số người dân dựa vào kinh nghiệm cá nhân, mức đầu tư chăm sóc bón phân chưa đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật, chưa hợp lý, công tác chăm sóc chưa được quan tâm thường xuyên đúng mức và đúng kỹ thuật,... nên không có hiệu quả cao trong việc phòng trừ sinh vật gây hại và nâng cao năng suất, chất lượng hoa và hạt. Bên cạnh đó tại một số vùng chuyển đổi việc đầu tư hạ tầng, chăm sóc chưa đảm bảo đồng thời ảnh hưởng của nguồn nước ngoại lai từ bên ngoài vào ra đột ngột gây hiện tượng thối cuốn dẫn đến chết cây.

- Đối với dịch hại: Bệnh thán thư gây hại rải rác, trên giống địa phương; trên giống cao sản chủ yếu trên vùng đất chuyển đổi có độ dày bùn không đảm bảo, kết hợp chăm sóc bón phân không cân đối,... Ngoài ra, các đối tượng ốc, sâu khoang, bọ trĩ, rầy mềm xuất hiện và gây hại rải rác.

3. Về năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế

Bảng 2. Diện tích và năng suất cây sen từ năm 2017-2019

TT

Đơn vị

Diện tích (ha)

Năng suất hạt (tấn/ha)

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Phong Điền

188,8

219,3

300

1,2

2,0

2,4

2

Quảng Điền

38,9

39,9

43,6

4,0

4,0

4,0

3

Hương Trà

44,0

35

55,8

2,0

2,0

2,0

4

Hương Thủy

1,0

1

3,1

1,5

1,5

1,5

5

Phú Vang

78,5

78,5

71

2,1

2,1

2,1

6

Phú Lộc

11,7

17,7

10,7

1,5

1,5

1,5

7

TP Huế

10

10

10,3

3,0

3,0

3,0

Tổng cộng

372,9

401,4

494,5

1,8

2,2

2,4

- Cây Sen là loại cây dễ trồng và ít công chăm sóc, giá sen ổn định nên diện tích trồng sen ngày càng mở rộng, từ năm 2017 đến nay diện tích trồng sen tăng lên, năm 2019 diện tích trồng sen khoảng 494,5 ha, năng suất hạt ước tính 1,5-4,0 tấn/ha. Giá bán lẻ từ 30.000-60.000 đồng/kg, cao gấp 4-6 lần so với trồng lúa.

- Cây Sen cho năng suất ổn định qua các năm trên một đơn vị diện tích năng suất bình quân 14,1 tạ/ha (nguồn thống kê năm 2019).

- Năng suất, sản lượng hạt sen hiện nay còn thấp, năng suất chỉ khoảng 14-15 tạ/ha, sản lượng ước khoảng 346-360 tấn/năm, do diện tích còn manh mún và thiếu quy hoạch hoặc chưa được đầu tư đúng mức về kỹ thuật nên cho năng suất thấp. Đtạo ra sản phẩm hàng hóa cần có đầu tư thâm canh, mạnh dạn mở rộng diện tích trên các vùng đất hiện có để trồng sen (chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả, mặt nước hoang, đất lúa một vụ, ao, hồ, sông, hói cụt...), quy hoạch vùng trồng sen trọng điểm (Phong Điền, Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền,...) cùng liên kết nhiều hộ trong cùng một địa phương thành vùng trồng sen tập trung để thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm.

- Về chất lượng: Đa số các giống Sen Huế ngoài vẻ đẹp quyến rũ, hạt sen có phần xốp hơn sen Bắc, sen Nam và đặc biệt hạt sen có hương vị và không chát, chất lượng đặc biệt thơm ngon đã tạo thành một sản phẩm du lịch mang thương hiệu “Sen Huế”, các bộ phận của cây sen từ hoa lá cho đến ngó, gương, hạt đều được sử dụng để làm món ăn và vị thuốc có giá trị trong y học cổ truyền.

Đặc biệt, khu vực Kinh thành Huế “Sen Huế có thể xếp vào hàng thực phẩm vô địch về hương vị so với sen của các xứ khác...”.

- Hiệu quả kinh tế: Đầu tư cho 1 ha Sen trồng mới tính trung bình khoảng 65 triệu đồng (kể cả chi phí lao động). Hiệu quả kinh tế trung bình cho 1 ha với năng suất bình quân 15 tạ/ha: giá bán tùy theo từng vùng, bình quân tại nhà vào thời điểm giữa vụ khoảng 45.000-50.000 đồng/kg (hạt tươi chưa bóc vỏ), cuối vụ có thể lên đến 50.000-55.000 đồng/kg. Doanh thu bình quân khoảng 65-70 triệu đồng/ha.

4. Về thị trường tiêu thụ

[...]