Kế hoạch 65/KH-UBND năm 2021 về phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lào Cai

Số hiệu 65/KH-UBND
Ngày ban hành 09/02/2021
Ngày có hiệu lực 09/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/KH-UBND

Lào Cai, ngày 09 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, TỈNH LÀO CAI

Thực hiện Quyết định số 4600/QĐ-BNN-TCTL ngày 13/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nh, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lào Cai, như sau:

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Về ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương trong thực hiện nội dung phát triển thủy li nhỏ, thủy lợi nội đồng, giai đoạn 2016-2020

a) Phát triển cơ sở hệ thống công trình

Trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện chủ trương chung về đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn quc, nên công tác đầu tư hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được tích hp cùng với chính sách phát trin đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu chung của tỉnh, các văn bản đã được ban hành, gồm:

- Nghị quyết số 21/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh ban hành quy định về cơ chế hỗ trợ đầu tư hạ tầng thiết yếu thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020, trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

- Quyết định số 4210/QĐ-UBND ngày 13/12/2019 của UBND tỉnh phê duyệt, ban hành hồ sơ thiết kế mẫu định hình công trình thủy lợi áp dụng cho các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Ngoài ra, UBND tỉnh đã chú trọng lồng ghép nhiều nguồn vốn hợp pháp từ trung ương đến địa phương, tiếp tục thực hiện đu tư nâng các hệ thng công trình đảm bảo nâng cao tỷ lệ tưới tiêu chủ động từ công trình thủy lợi qua các năm.

b) Phát triển hệ thống tchức quản lý, khai thác công trình

Thực hiện theo định hướng, phương án phát triển các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng có sự tham gia của người dân, ly người dân lao động là chủ thquyết định mọi kế hoạch, phương án của tổ chức sau thành lập (tổ chức thủy lợi cơ sở). Trong quá trình phát triển, Lào Cai đã chú trọng việc ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chỉ đạo điu hành của cơ quan quản lý nhà nước, quá trình thực hiện của cơ sở, cụ thể:

- Quyết định số 210/1993/QĐ-UB ngày 04/10/1993 của UBND tỉnh ban hành quy định tạm thời về tổ chức quản lý công trình thủy lợi, chủ trương phát triển các Ban thủy lợi cấp xã thay thế hợp tác xã (HTX) kiểu cũ; xây dựng trạm quản lý thủy nông Võ Lao - Văn Sơn; Trạm Nà Khằm - Than Uyên; thu thủy lợi phí theo mức thu quy định của Nhà nước.

- Quyết định số 55/2007/QĐ-UBND ngày 09/8/2007 của UBND tỉnh ban hành quy định quản lý, khai thác, bảo dưng và sửa chữa công trình cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Quyết định số 70/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh ban hành quy định tổ chức quản lý, khai thác và mức hỗ trợ bảo dưng, sửa cha thường xuyên các công trình kết cấu hạ tầng do cấp xã quản lý trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Quyết định số 141/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND tỉnh ban hành quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ công tác tổ chức quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng do cấp xã quản lý trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

2. Kết quả đầu tư và tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy li nhỏ, thủy li nội đồng giai đoạn 2016-2020

a) Hệ thống công trình

Lào Cai là tỉnh min núi, biên giới, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp tỉnh Yên Bái. Địa hình tỉnh Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn phía Tây và dãy núi Con Voi phía Đông cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo ra các vùng đất thấp trung bình gia hai dãy núi. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 17 sông, suối liên tỉnh và 62 sông, suối nội tỉnh. Hai hệ thng sông chính là sông Thao (Hồng) và sông Chảy chạy song song theo chiều dọc của tỉnh đã tạo thành mạng lưới sông, suối trong tỉnh với mật độ trung bình khoảng từ 1,5 - 1,7 km/km2; các sông, suối chính trên địa bàn tỉnh gồm: sông Hồng, sông Chảy, Ngòi Đô, Ngòi Phát, Ngòi Đum, Nậm Thi, Ngòi Bo, Ngòi Nhù. Ngoài ra, còn có nhiều sông, suối nhỏ khác, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư, xây dựng các công trình tưới, tiêu tự chảy phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trong giai đoạn 2016-2020, bằng các nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và gim nghèo bn vững, vốn hỗ trợ Sự nghiệp ngân sách trung ương, vốn ngân sách tỉnh, toàn tỉnh Lào Cai đã đầu tư được 266 danh mục công trình thủy lợi, tổng mức đầu tư được phê duyệt là 778.360 triệu đồng, phục vụ chủ động tưới cho trên 5.000 ha đất ruộng canh tác nông nghiệp có tưới của nhân dân trong toàn tỉnh.

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Lào Cai có 1.142 công trình, trong đó có có 107 đập, hchứa nước thủy lợi (có 02 đập lớn; 09 đập vừa; 66 đập nhỏ và 30 đập không thuộc phạm vi điu chỉnh của Nghị định s114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ), 1.034 hệ thống đập dâng kênh dẫn tự chảy, 01 hệ thống trạm bơm điện nhỏ và gần 1.000 tuyến kênh mương nhỏ lẻ nội đồng khác. Có 5 công trình liên xã, còn lại là công trình trong phạm vi 01 xã, công trình thủy lợi lớn nhất tưới cho khoảng 300 ha đất nông nghiệp, công trình nhỏ nhất tưới dưới 05 ha đất nông nghiệp, đa phần trên địa bàn tỉnh là các công trình tưới từ 20-30 ha.

Hệ thống kênh mương có 4.581,92 km các loại, trong đó có 3.411,24 km đã được kiên cố hóa đạt 74,45% (vượt KH 0,45%), tăng 1.281,24 km kênh kiên cố so với năm 2010; đầu mối thủy lợi là 2.554 cái (kiên cố 1.839 cái, đạt 72%; tạm 715 đầu mối). Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai, phục vụ cung cấp nước tưới chủ động cho 41.434/44.168 ha canh tác sản xuất nông nghiệp cả năm (diện tích lúa nước, rau màu mạ, nuôi trồng thủy sản) tương đương với 93,81% diện tích, tăng 8.879 ha so với năm 2010). Nhờ các biện pháp thủy lợi và các biện pháp nông nghiệp khác trong vòng 10 năm (2010-2020) sản lượng lương thực tăng bình quân 11.000 tấn/năm. Tổng sản lượng lương thực năm 2020 đạt 341.790 tấn (tăng 1.790 tấn so KH và 8.843 tấn so CK, vượt mục tiêu Đề án 1.790 tấn và vượt mục tiêu NQĐH Đảng bộ khóa XV 11.790 tấn), đạt 100,5% so KH và 102,7% so CK giúp Lào Cai đảm bảo an ninh lương thực, n định cuộc sống cho nhân dân các dân tộc, đặc biệt là vùng cao. Số xã đạt chun nông thôn mới về thủy lợi tăng từ 100 xã năm 2010 lên 127 xã năm 2020 (trước sáp nhập, tổng số xã là 143).

b) Tổ chức quản lý, khai thác

Xuất phát từ đặc điểm riêng của Lào Cai về địa chất, địa hình, khí hậu nên hệ thng ruộng canh tác của nhân dân trong tỉnh chủ yếu nằm rải rác, manh mún. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh (năm 1991), Lào Cai đã định hướng phát triển mạng lưới nhân lực quản lý, khai thác, bảo trì công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh từ nguồn tại chỗ để thành lập các tổ thủy nông cơ sở, hợp tác xã làm dịch vụ thủy lợi tưới tiêu do người dân làm chủ thể, dưới sự chỉ đạo, giám sát của các Ban Thủy lợi xã (nay là Ban quản công trình hạ tầng cấp xã) và được hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Nông nghiệp và PTNT/ Kinh tế, Chi cục Thủy lợi, mà không thực hiện thành lập công ty hay xí nghiệp quản lý thủy nông.

Tính tới thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Lào Cai có 152 Ban quản lý công trình hạ tầng cấp xã, 1.133 tổ chức thủy lợi cơ sở[1] (05 hợp tác xã; 1.128 tthủy nông). Ban quản lý công trình hạ tầng cấp xã được thành lập với cơ cấu tổ chức gồm trưởng ban là Lãnh đạo xã, địa chính và kế toán xã là cán bộ Ban. Ban hoạt động kiêm nhiệm và sử dụng dấu của UBND xã đgiao dịch, được hỗ trợ kinh phí hoạt động từ ngun tin thủy lợi phí (tin htrợ sử dụng sản phm, dịch vụ công ích thủy lợi). Tổ chức thủy lợi cơ sở được thành lập thông qua bu chọn dân chủ từ cộng đồng dân cư hưởng lợi, những người này thực hiện các nhiệm vụ như: lập các bản dự thảo quy định của tổ chức đưa ra xin ý kiến thống nhất của các hộ dùng nước; thực hiện chỉ đạo, phân công lao động làm công tác quản lý, khai thác, vận hành công trình theo các bản kế hoạch, quy chế đã được thống nhất ban hành; lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình trong phạm vi quản lý; phối hợp cùng các tổ chức thủy lợi cơ sở khác để thực hiện công tác điều tiết nước từ các công trình liên thôn, liên xã; ...

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

[...]