Kế hoạch 623/KH-UBND năm 2019 bảo vệ môi trường nông thôn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu 623/KH-UBND
Ngày ban hành 28/10/2019
Ngày có hiệu lực 28/10/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Lê Ngọc Hoa
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 623/KH-UBND

Nghệ An, ngày 28 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Nghệ An có diện tích nông thôn chiếm khoảng 76% diện tích toàn tỉnh, dân số chiếm khoảng 85%, nông thôn Nghệ An giữ vai trò là vành đai xanh, góp phần giữ cân bằng sinh thái giữa vùng nông thôn và thành thị, là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm chính cho người dân, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất công nghiệp với nguồn nhân lực, lao động quy mô lớn.

Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn Nghệ An đã và đang phải chịu những áp lực rất lớn về môi trường, nhất là các hoạt động nông nghiệp, hoạt động dịch vụ, sinh hoạt đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn. Các vấn đề môi trường nổi cộm bao gồm: Gia tăng về số lượng rác thải sinh hoạt, đặc biệt là các vùng ven đô, ven thị xã, thị trấn kèm theo đó là gia tăng về nước thải sinh hoạt, gia tăng chất thải từ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy hải sản có mức thâm canh ngày càng cao do vậy lượng bùn thải và nước thải đã và đang gây ô nhiễm cục bộ, nước thải từ các làng nghề, khu vực khai thác mỏ,...Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên toàn tỉnh phát sinh khoảng 1.741,78 tấn/ngày (trong đó, tại đô thị là 1.024,40 tấn/ngày, tại khu vực nông 717,08 thôn tấn/ngày; tổng lượng CTRSH được thu gom khoảng 1.414,96 tấn/ngày đạt 81,2 % (trong đó, tại đô thị đạt 91,7%, nông thôn đạt 53,1%). Ngoài ra, các loại chất thải từ các ngành sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, làng nghề... cũng góp phần gia tăng chất thải rắn ở khu vực nông thôn.

Thực hiện Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 08/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025; Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 09/02/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 08/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025. Quyết định số 5801/QĐ-UBND ngày 30/11/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt thuyết minh Đề án: “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường khu vực nông thôn”, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch Bảo vệ môi trường nông thôn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An với các nội dung sau.

I. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Nghệ An có tổng diện tích là 1.648.155,89 ha, là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước trong đó diện tích nông thôn chiếm khoảng 76% diện tích toàn tỉnh. Dân số (năm 2018) là 3.157.128 người, dân số nông thôn chiếm khoảng 85%. Trong thời gian qua đời sống của người nông dân đã dần được nâng cao, hoạt động sản xuất nông nghiệp đang chuyển nhanh sang nông nghiệp hàng hóa, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, đảm bảo an ninh lương thực và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu; phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại, công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì nông thôn Nghệ An cũng đang đối diện một số vấn đề ô nhiễm môi trường như: Rác thải rắn sinh hoạt tại nông thôn chưa được thu gom và xử lý triệt để; hiện nay mới có 12/21 huyện có triển khai việc lắp đặt một số thùng chứa bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên đồng ruộng số còn lại đa phần sau khi pha chế thuốc BVTV xong người dân vứt bỏ bừa bãi vỏ bao bì chai lọ ngay trên đồng ruộng, gần khu vực chứa nguồn nước; tỷ lệ dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh còn thấp; Số lượng các gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp; tồn tại nhiều các điểm ô nhiễm nghiêm trọng trong khu dân cư (các điểm ô nhiễm thuốc BVTV tồn lưu, các hộ dân chăn nuôi với số lượng lớn nằm xen kẹt trong khu dân cư); công trình xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp còn thiếu và chưa đồng bộ; hiện có 67/152 làng nghề có ngành nghề không được khuyến khích phát triển, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao vẫn đang hoạt động,... chính điều này dẫn đến chất lượng nước mặt tại một số lưu vực sông phục vụ cho hoạt động canh tác nông nghiệp đang bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm; xuất hiện các điểm đen về điểm tập kết rác thải tự phát tại các bờ sông, ven đường, cuối làng,... gây nhiều bức xúc; tâm lý người dân bất an khi sống cạnh các điểm ô nhiễm.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

2.1. Mục đích

- Ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục dần các khu vực đã bị ô nhiễm, phòng ngừa ô nhiễm đồng thời sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học khu vực nông thôn.

- Khắc phục ô nhiễm môi trường, ưu tiên các điểm đang bị ô nhiễm nghiêm trọng như: Xử lý các điểm ô nhiễm tồn lưu thuốc BVTV; kiểm tra, rà soát các điểm ô nhiễm thuốc BVTV chưa được đưa vào danh mục; xây dựng các trạm trung chuyển chất thải rắn (CTR), khu vực xử lý rác thải tập trung theo quy hoạch; xử lý chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung; thực hiện các nhiệm vụ khác đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn.

2.2. Yêu cầu

Kế hoạch bảo vệ môi trường nông thôn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 cần phải:

- Kế hoạch gắn liền với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cụ thể hóa các định hướng, nhiệm vụ của Kế hoạch hành động bảo vệ môi trường của tỉnh trong lĩnh vực môi trường nông nghiệp, nông thôn.

- Đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường của tỉnh phát triển bền vững nhưng không kìm hãm quá trình phát triển công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ và văn hóa xã hội.

- Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên.

- Có tính nhân rộng, khả năng xã hội hóa cao, huy động được các nguồn đầu tư từ các nguồn lực trong xã hội, từ ngân sách tỉnh với đẩy mạnh huy động và hợp ………………….……. duy trì bền vững các hoạt động của đề án.

III. MỤC TIÊU

3.1. Mục tiêu chung

Xác định, đánh giá, giải quyết cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong khu vực nông thôn, xây dựng phương án phòng ngừa ô nhiễm môi trường có hiệu quả trong thời gian tới.

3.2. Mục tiêu cụ thể

* Đến năm 2025

- Có tổng số 12 huyện khu vực nông thôn có khu tập kết chất thải rắn và khu xử lý chất thải rắn theo đúng quy hoạch.

- 75% chất thải rắn tại cấp xã được thu gom và xử lý.

- 90% làng nghề được khuyến khích phát triển đảm bảo môi trường.

- 100% điểm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở khu vực nông thôn được đưa ra khỏi danh mục.

- 92% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ