Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2022 thực hiện Hiệp định đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP) của tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 62/KH-UBND
Ngày ban hành 21/02/2022
Ngày có hiệu lực 21/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Quý Phương
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 62/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (HIỆP ĐỊNH RCEP) CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 04/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Cụ thể hóa và triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu được nêu tại Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 04/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) Giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện tốt Hiệp định RCEP theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Yêu cầu

a) Đảm bảo sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự điều hành thống nhất của UBND tỉnh trong việc tổ chức triển khai thi hành Hiệp định RCEP.

b) Xác định nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh; bảo đảm chất lượng, tiết kiệm và tiến độ hoàn thành công việc.

c) Trong quá trình thực hiện phải thường xuyên, kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn đảm bảo hiệu quả của việc triển khai thi hành Hiệp định.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định RCEP

a) Tăng cường phổ biến Hiệp định RCEP đến các đối tượng có liên quan thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, các lớp tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả Hiệp định RCEP.

b) Chú trọng tập huấn cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực như đầu tư, dịch vụ, hải quan, sở hữu trí tuệ, nông, lâm, ngư nghiệp, lao động, môi trường và cho doanh nghiệp về các quy định và cam kết của RCEP theo từng chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể, bảo đảm các doanh nghiệp cũng như các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó giúp việc thực thi Hiệp định được đầy đủ và hiệu quả.

c) Củng cố mạng lưới, tăng cường năng lực và đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, dự báo về các thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước của các cơ quan nhà nước có chức năng cung cấp thông tin về thương mại - đầu tư để các doanh nghiệp của tỉnh có thể kịp thời nắm bắt các thông tin, yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước tham gia Hiệp định RCEP.

d) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông qua các hình thức phù hợp, đẩy mạnh sử dụng môi trường kỹ thuật số hoặc đăng tải tài liệu lên trang thông tin điện tử của các cơ quan có thẩm quyền nhằm tăng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo tính, hiệu quả, tiếp kiệm.

e) Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại - đầu tư tại các nước tham gia Hiệp định RCEP nhằm thông tin cho cộng đồng, cho doanh nghiệp các nước về cơ hội và lợi thế môi trường kinh doanh đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó phát triển quan hệ thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực trọng điểm; đồng thời củng cố vị thế, vai trò và hình ảnh của Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng trên trường quốc tế.

g) Nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, thông qua các hiệp hội doanh nghiệp nắm bắt, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, định hướng cho các hiệp hội đổi mới văn hóa sản xuất, khởi nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của các nước tham gia Hiệp định RCEP.

2. Công tác xây dựng pháp luật, thể chế

a) Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả các cam kết và nghĩa vụ khác của Việt Nam khi tham gia Hiệp định RCEP.

b) Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành có liên quan đến Hiệp định RCEP để đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp với Hiệp định RCEP.

c) Đảm bảo việc thực hiện cơ chế tham vấn, lấy ý kiến các đối tượng có liên quan trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật.

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực

a) Xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nông dân, phù hợp với cam kết quốc tế; đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ việc thực thi Hiệp định; hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

b) Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động tại doanh nghiệp và các ngành sản xuất.

c) Tập trung cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học - công nghệ, an toàn, thân thiện với môi trường.

d) Tăng cường các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng.

[...]