Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1895/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu 62/KH-UBND
Ngày ban hành 04/03/2022
Ngày có hiệu lực 04/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Vũ Việt Văn
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 62/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 04 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 1895/QĐ-TTG NGÀY 11/11/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH “TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VÀ KHƠI DẬY KHÁT VỌNG CỐNG HIẾN CHO THANH NIÊN,THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030”(gọi tắt là Chương trình),

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại văn bản số 29/TTr-SGDĐT ngày 3/3/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (gọi tắt là Kế hoạch), như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Tạo chuyển biến tích cực, toàn diện trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng (gọi tắt là thanh thiếu nhi) góp phần xây dựng thế hệ thanh thiếu nhi có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa, tuân thủ pháp luật, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng cách mạng; có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, có kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp.

1.2. Khơi dậy trong thanh thiếu nhi tinh thần thi đua học tập, rèn luyện; có ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp; đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển của tỉnh, đất nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

1.3. Hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học, xã hội vào việc xây dựng con người Vĩnh Phúc có các phẩm chất cơ bản “yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”; phát triển các phẩm chất nổi trội “chính trực, văn minh”.

2. Yêu cầu

2.1. Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh thiếu nhi phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, gia đình và toàn thể xã hội.

2.2. Kế hoạch phải được thực hiện thống nhất,đồng bộ, quyết liệt, thường xuyên và sáng tạo trong các cấp, các ngành, đơn vị thuộc tỉnh; gắn việc triển khai thực hiện Kế hoạch với việc triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch liên quan; gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ.

II. MỤC TIÊU

Kế hoạch đề ra các mục tiêu cụ thể hằng năm và theo từng giai đoạn, chi tiết theo phụ lục 1 đính kèm.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đa dạng hoá nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng

1.1. Thực hiện nội dung, chương trình giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống bảo đảm phù hợp với từng nhóm đối tượng; đảm bảo liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; tổ chức thực hành tốt 5 Điều Bác Hồ dạy; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc và địa phương, tinh hoa văn hoá nhân loại trong bối cảnh hội nhập quốc tế. a) Đối với giáo dục mầm non: Giáo dục lễ giáo, kỹ năng sống, phát triển xúc cảm, tình cảm và kỹ năng xã hội... để hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách.

b) Đối với giáo dục phổ thông: Giáo dục hành vi, chuẩn mực đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật, kỹ năng sống, giá trị sống...; phải được tích hợp, lồng ghép trong tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục, nhất là các môn khoa học xã hội và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Trong đó, môn Đạo đức (ở cấp tiểu học), Giáo dục công dân (ở cấp THCS), Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp THPT) là những môn học cốt lõi.

c) Đối với giáo dục nghề nghiệp: Triển khai hiệu quả chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kết hợp công tác giáo dục pháp luật với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, trách nhiệm nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

d) Đối với giáo dục đại học: Thực hiện chương trình, giáo trình các môn lý luận chính trị, bồi dưỡng cho sinh viên lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; kỹ năng, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; năng lực tự học, sáng tạo và tự đổi mới tri thức; làm chủ khoa học và công nghệ; có tinh thần lập nghiệp; có ý thức phục vụ nhân dân, phấn đấu trở thành công dân học tập trong nền kinh tế số, xã hội số.

1.2. Tổ chức rà soát, tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống trong các môn học; nâng cao chất lượng môn học Đạo đức, các môn lý luận chính trị và hiệu quả hoạt động giáo dục theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Phát huy tính tích cực, niềm say mê; khơi dậy ý chí vươn lên, khát vọng cống hiến ở mỗi học sinh, sinh viên.

1.3. Sắp xếp dành quỹ thời gian, không gian ở trường học, huy động các nguồn lực tổ chức cho thanh thiếu nhi tham gia các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, lao động, vệ sinh trường, lớp học, hoạt động xã hội; diễn đàn, câu lạc bộ sở thích, tài năng, hoạt động văn hóa thể thao và các phong trào thi đua trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học.

1.4. Xây dựng, phát huy văn hóa đọc của thanh thiếu nhi trong nhà trường, tại gia đình và cộng đồng, phục vụ nhu cầu cuộc sống, hình thành và củng cố kỹ năng tự học suốt đời (triển khai Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 24/6/2021 thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc); gắn với việc xây dựng hệ thống thư viện, trang bị sách, tài liệu và các ấn phẩm cho thư viện trường học, tại cộng đồng theo hướng thân thiện, hiện đại.

2. Đổi mới công tác tuyên truyền; nâng cao nhận thức của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, trách nhiệm gia đình và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến

2.1. Đổi mới nội dung, hình thức, phương tiện tuyên truyền. Quản lý nội dung và khai thác hiệu quả hệ thống truyền thông, thiết chế văn hóa sẵn có và tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, mạng xã hội để phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục thanh thiếu nhi.

2.2. Xây dựng các phóng sự, tin, bài, chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền nhân rộng các mô hình hiệu quả, gương điển hình tiên tiến trong giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong đó, chú trọng xây dựng các sản phẩm truyền thông hiện đại phục vụ công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi,đặc biệt trên không gian mạng.

2.3. Phát triển mạng lưới cộng tác viên tham gia tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống của thanh thiếu nhi; phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân có uy tín, có ảnh hưởng xã hội trong việc truyền cảm hứng tích cực cho thanh thiếu nhi; thống nhất nhận thức, hành động của các cấp, các ngành và gia đình trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh thiếu nhi.

Đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng học tập 4 bài học lý luận chính trị cho cán bộ, đoàn viên thanh niên (thực hiện Kế hoạch Số 230-KH/TWĐTN-BTG, ngày 2/24/2020 của Ban Bí thư TW Đoàn). Triển khai chương trình học và thi 4 bài lý luận chính trị, học và thi cảm tình về Đoàn qua mạng Internet.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ