ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 61/KH-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 23 tháng 05 năm 2014
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG LAO TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030
Thực hiện Quyết định số 374/QĐ-TTg
ngày 17/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống
lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển
khai thực hiện Chiến lược trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu Chiến
lược quốc gia:
a) Mục tiêu hết năm 2015:
- Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng
đồng xuống dưới 187 người trên 100.000 người dân;
- Giảm số người
chết do bệnh lao xuống dưới 18 người trên 100.000 người dân;
- Tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc dưới
5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện.
b) Mục tiêu hết năm 2020
- Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng
đồng xuống dưới 131 người trên 100.000 người dân;
- Giảm số người chết do bệnh lao xuống
dưới 10 người trên 100.000 người dân;
- Khống chế số người mắc bệnh lao đa
kháng thuốc với tỷ lệ dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện.
c) Tầm nhìn đến năm 2030
Tiếp tục giảm số người chết do bệnh
lao và giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20 người trên
100.000 người dân. Hướng tới mục tiêu để người dân Việt Nam được sống trong môi
trường không còn bệnh lao.
2. Mục tiêu thực
hiện Chiến lược của tỉnh:
a) Mục tiêu hết năm 2015:
- Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng
đồng xuống dưới 165 người trên 100.000 người dân;
- Giảm số người chết do bệnh lao xuống
dưới 10 người trên 100.000 người dân;
- Tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc dưới
5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện.
b) Mục tiêu hết năm 2020
- Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng
đồng xuống dưới 115 người trên 100.000 người dân;
- Giảm số người chết do bệnh lao xuống
dưới 6 người trên 100.000 người dân;
- Khống chế số người mắc bệnh lao đa
kháng thuốc với tỷ lệ dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện.
c) Tầm nhìn đến năm 2030
Tiếp tục giảm số người chết do bệnh
lao và giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20 người trên
100.000 người dân. Hướng tới mục tiêu để người dân Việt Nam được sống trong môi
trường không còn bệnh lao.
II. CÁC CHỈ TIÊU
CHỦ YẾU
Stt
|
Chỉ
tiêu
|
Đơn vị tính
|
KH
2015
|
KH
2020
|
1
|
Duy trì mạng lưới chống lao 3 cấp
|
%
|
100
|
100
|
2
|
Dân số được CTCL bảo vệ
|
%
|
100
|
100
|
3
|
Tỷ lệ phát hiện bệnh lao các thể
|
/100.000
dân
|
<
115
|
97,5
|
4
|
Tỷ lệ phát hiện AFB(+) mới
|
/100.000
dân
|
<
61
|
<
56
|
5
|
Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân AFB
(+) mới
|
%
|
≥ 93
|
≥ 93
|
III. CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp
chính sách, pháp luật:
- Rà soát, sửa đổi và bổ sung các
chính sách phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống bệnh lao.
- Nghiên cứu ban hành văn bản quy phạm
pháp luật về khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào
công tác phòng, chống bệnh lao.
- Xây dựng chế độ chính sách ưu đãi
cho cán bộ, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế đang làm công tác
phòng, chống bệnh lao.
2. Giải pháp
truyền thông:
- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền
pháp luật, chính sách về phòng, chống bệnh lao.
- Tuyên truyền về bệnh lao và công
tác phòng, chống lao để người dân, đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa, người
di biến động hiểu, không mặc cảm kỳ thị đối với bệnh lao và chủ động tiếp cận sử
dụng dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao do ngành
y tế cung cấp.
- Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng,
người bệnh, người nhà người bệnh tham gia tích cực vào tuyên truyền về bệnh lao
để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và chủ động phòng, chống bệnh lao.
- Xây dựng chính sách khuyến khích cộng
đồng xã hội tham gia truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng, chống bệnh lao.
3. Giải pháp
chuyên môn kỹ thuật và dịch vụ phòng, chống bệnh lao:
- Tăng cường phát hiện lao sớm và điều
trị có hiệu quả bệnh lao:
+ Các cơ sở y tế có trách nhiệm cung
cấp dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị, dự phòng và quản lý bệnh lao
theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các cơ sở y tế chuyên khoa lao và bệnh phổi các tuyến
chủ trì, phối hợp với các cơ sở y tế đa khoa, chuyên khoa khác và y tế ngoài
công lập bảo đảm hướng dẫn, giám sát việc cung cấp dịch vụ khám phát hiện, chẩn
đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao có chất lượng cho mọi người dân.
+ Nghiên cứu, ban hành chính sách nhằm
tạo điều kiện thuận lợi để người dân, đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa, người
di biến động dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều
trị, dự phòng bệnh lao với khuyến khích tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội hỗ trợ cho người bệnh lao được sử
dụng dịch vụ khám, chữa bệnh lao thuận lợi.
- Đẩy mạnh việc
áp dụng các kỹ thuật mới vào khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh
lao.
+ Xây dựng kế hoạch để chủ động tiếp
cận các kỹ thuật đã được Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế
khuyến cáo sử dụng nhằm phổ cập dịch vụ khám phát hiện, điều trị và dự phòng bệnh
lao toàn diện cũng như sử dụng tối ưu các kỹ thuật truyền thống để khám, chữa
và phòng bệnh lao đạt hiệu quả trong điều kiện Việt Nam;
+ Nghiên cứu, triển khai thí điểm áp
dụng các mô hình tiếp cận mới trước khi triển khai phổ cập các dịch vụ phòng,
chống lao cho người dân thông qua hệ thống y tế công lập và ngoài công lập với
sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng. Thường xuyên rà soát, đánh
giá các mô hình đã được thí điểm, nếu có hiệu quả cao, chủ động triển khai nhân
rộng nhằm tăng khả năng cung ứng dịch vụ cũng như tạo điều kiện để người dân tiếp
cận với các dịch vụ khám, chữa bệnh lao có chất lượng hơn.
4. Giải pháp hợp
tác quốc tế:
- Củng cố và tăng cường hợp tác với các
nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ kỹ thuật phòng chống lao.
- Mở rộng hợp tác quốc tế trong các
lĩnh vực của công tác phòng, chống lao, tích cực và chủ động vận động sự hỗ trợ
của các tổ chức quốc tế cho các lĩnh vực đột phá trong công tác phòng chống
lao.
5. Giải pháp về
cung ứng thuốc và hậu cần kỹ thuật phòng, chống bệnh lao:
- Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện
cơ chế quản lý, cung ứng thuốc chữa bệnh lao và hậu cần kỹ thuật phù hợp cho công tác phòng, chống bệnh lao kịp
thời.
- Nghiên cứu,
ban hành chính sách tạo điều kiện tốt hơn về dinh dưỡng cho bệnh nhân lao.
- Củng cố và tăng cường cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế trong việc tham gia phát hiện,
chẩn đoán và điều trị bệnh lao.
- Tăng cường năng lực xét nghiệm lao
kháng thuốc; công tác tầm soát, phát hiện, quản lý điều trị bệnh nhân lao kháng
đa thuốc, bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV; theo dõi tình hình kháng thuốc và phản ứng
có hại của thuốc điều trị bệnh lao.
6. Giải pháp về nguồn tài chính
cho công tác phòng, chống bệnh lao:
Nguồn kinh phí phòng, chống lao được
cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật ngân
sách nhà nước, nguồn Quỹ bảo hiểm y tế, các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn
hợp pháp khác.
7. Giải pháp về
nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống bệnh lao:
- Nghiên cứu ban hành chính sách ưu
tiên về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức và
người lao động làm công tác phòng, chống lao.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo
chuyên khoa; cập nhật kiến thức phòng, chống bệnh lao cho các thầy thuốc đa
khoa và chuyên khoa khác; kết hợp hình thức đào tạo tập trung với đào tạo tại
chức, đào tạo ngắn hạn và dài hạn; bồi dưỡng y khoa liên tục thông qua tập huấn,
hội nghị, hội thảo, hướng dẫn trực tiếp.
- Nâng cao năng lực quản lý về phòng,
chống bệnh lao cho cán bộ quản lý các cấp thông qua các chương trình đào tạo,
tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài nước.
- Lồng ghép hoạt động phòng, chống bệnh
lao với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, các bệnh phổi mạn tính và các hoạt động
y tế dự phòng khác.
8. Giải pháp về
kiểm tra giám sát:
- Đẩy mạnh hoạt động và hoàn thiện việc
theo dõi, báo cáo để lượng giá, đánh giá và kiểm soát chất lượng dịch vụ phòng,
chống bệnh lao ở tất cả các cơ sở y tế bằng áp dụng công nghệ thông tin.
- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch nhằm
nâng cao năng lực giám sát dịch tễ bệnh lao và đánh giá hiệu quả công tác
phòng, chống bệnh lao các tuyến thông qua các chương trình đào tạo, tham quan học
tập, chia sẻ kinh nghiệm.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám
sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống bệnh lao.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch triển
khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030 từ nguồn ngân sách Trung ương, Chương trình Mục tiêu quốc gia, ngân
sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác.
- Huy động nhiều nguồn lực; tranh thủ
nguồn ngân sách Trung ương cho các dự án lớn, nguồn trái phiếu chính phủ để đầu
tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Bệnh viện Lao và bệnh phổi; nguồn vốn đầu
tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực xét nghiệm
phát hiện bệnh lao, đặc biệt bệnh lao kháng thuốc, tăng cường công tác tầm soát
quản lý và điều trị bệnh lao kháng thuốc trên địa bàn.
V. PHÂN CÔNG THỰC
HIỆN
1. Sở Y tế:
- Là cơ quan đầu mối theo dõi việc thực
hiện kế hoạch, chủ trì, phối hợp với các
sở, ngành tổ chức triển khai các nội dung, chương trình, dự án... của Kế
hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện các
nội dung được giao của Kế hoạch gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp,
thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, phân bổ kinh phí thực
hiện theo quy định.
- Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trực
thuộc triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch
theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Định kỳ 06 tháng, năm báo cáo UBND
tỉnh và Bộ Y tế kết quả thực hiện các nội dung của Kế hoạch đã được phê duyệt.
2. Sở Tài chính:
Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí nguồn lực để thực hiện kế hoạch
phù hợp khả năng ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo các quy định hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh nguồn lực
kinh phí cho hoạt động của các chương trình, dự án trong kế hoạch được phê duyệt;
bảo đảm thực hiện các nội dung của kế hoạch từ nguồn ngân sách của Trung ương,
nguồn ngân sách địa phương, huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước.
4. Sở Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các
ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu tiên về đào tạo, tuyển dụng,
sử dụng và đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức, người lao động làm công tác
phòng, chống bệnh lao theo quy định.
5. Sở Thông tin
và Truyền thông:
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở,
ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch thông tin, truyền thông trên các phương
tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn
thường xuyên phối hợp với Chương trình
phòng, chống lao tỉnh thực hiện hoạt động thông tin truyền thông phòng, chống bệnh
lao.
6. Sở Giáo dục
và Đào tạo:
Chủ trì, phối hợp với Sở y tế nghiên cứu, lồng ghép nội dung phòng, chống
bệnh lao trong các chương trình ngoại khóa của nhà trường. Tổ chức các hoạt động
truyền thông, giáo dục về phòng, chống bệnh lao cho học sinh, sinh viên, đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp với các hình thức phong phú và
hiệu quả.
7. Công an tỉnh:
- Phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh lao tại
các đơn vị thuộc ngành Công an quản lý, trong đó chú trọng tới công tác phòng,
chống bệnh lao trong các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại
giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
- Phối hợp tổ chức đào tạo, truyền
thông, giáo dục sức khỏe và phòng chống bệnh lao cho cán bộ, chiến sỹ công an,
phạm nhân, trại viên, học sinh trường giáo dưỡng trong các đơn vị do ngành Công
an quản lý.
8. Đề nghị Ủy ban MTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên:
- Tham gia triển khai thực hiện kế hoạch
này theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động của mình; tuyên truyền, vận
động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia triển khai thực hiện các
nội dung của kế hoạch.
- Phối hợp với Ngành Y tế giám sát thực
hiện có hiệu quả Kế hoạch triển khai Chương trình phòng, chống lao của tỉnh.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ các nội dung của Kế hoạch này, Sở Y tế và các sở, ban ngành, địa
phương xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện.
2. Định kỳ 06
tháng/năm các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi kết quả thực hiện kế hoạch về Sở Y
tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu
thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung của Kế
hoạch, các sở, ban, ngành, địa phương phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế (báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Bệnh viện TƯ Huế;
- Các đơn vị có tên tại Mục V;
- UBND các huyện, thị xã và thành phố;
- VP: CVP, các PCVP; các CV (gửi qua mạng);
- Lưu: VT, YT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Hòa
|
PHỤ LỤC
CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG LAO ĐẾN 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 61/KH-UBND ngày 23/5/2014 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế)
STT
|
Nội
dung công việc
|
Cơ
quan thực hiện
|
Dự
kiến kinh phí (Tr.Đ)
|
Tiến độ
|
Cơ
quan chủ trì
|
Cơ
quan phối hợp
|
1
|
Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành
các chế độ, chính sách về phòng, chống bệnh lao
|
Sở Nội
vụ
|
Sở Y
tế và các sở, ban, ngành liên quan
|
(*)
|
2014
- 2020
|
2
|
Truyền thông giáo dục sức khỏe
phòng, chống bệnh lao
|
Sở Y
tế
Sở
TT - TT
|
Các
sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức CTXH, UBND
các huyện, thị xã, tp
|
1.300
|
2014
- 2020
|
3
|
Xây dựng Bệnh viện Lao và Bệnh phổi
tỉnh đảm bảo yêu cầu cung cấp các dịch vụ kỹ thuật về phát hiện và điều trị bệnh
lao và bệnh phổi có chất lượng (NQ 11-TU, KH 107/KH-UBND)
|
Sở Y
tế
|
Sở
KH&ĐT, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành liên quan
|
120.000
|
2015
- 2020
|
4
|
Đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn kỹ
thuật về phòng, chống bệnh lao
|
|
|
|
|
|
- Đào tạo nguồn nhân lực cho mạng
lưới phòng chống lao các cấp (đào tạo, chuyển giao kỹ thuật; đào tạo chuyên
sâu và sau đại học), tập huấn và đào tạo lại cho mạng lưới chống lao các cấp,
tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm
|
Sở Y
tế
|
Sở Nội
vụ, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Trường Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Trung
ương Huế
|
1.200
|
2014
- 2020
|
|
- Điều tra dịch tễ học tình hình mắc
bệnh lao trên toàn tỉnh
|
Sở Y
tế
|
UBND
các huyện, thị xã, thành phố
|
500
|
2015
- 2016
|
|
- Tăng cường năng lực xét nghiệm
lao kháng thuốc; công tác tầm soát, phát hiện, quản lý điều trị bệnh nhân lao
kháng đa thuốc.
|
Sở Y
tế
|
Sở
KH&ĐT, Sở Tài chính
|
7.500
|
2014
- 2020
|
6
|
Tăng cường công tác giám sát: Giám
sát dịch tễ, giám sát thực hiện CS, PL về phòng chống bệnh lao; áp dụng công
nghệ thông tin để theo dõi, báo cáo để
lượng giá, đánh giá và kiểm soát chất lượng dịch vụ phòng, chống bệnh lao ở tất
cả các cơ sở y tế
|
Sở Y tế
|
Sở
KH&ĐT, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành liên quan
|
1.000
|
2014
- 2020
|
7
|
Hoạt động chỉ đạo, điều hành, sơ kết,
tổng kết, đánh giá thực hiện Kế hoạch
|
|
|
500
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
132.000
|
|