Kế hoạch 61/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình hành động 47/CTr-TU thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành

Số hiệu 61/KH-UBND
Ngày ban hành 23/04/2020
Ngày có hiệu lực 23/04/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Nguyễn Văn Thọ
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 61/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 23 tháng 4 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 47-CTR/TU NGÀY 28 THÁNG 02 NĂM 2020 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30-CT/TW NGÀY 22 THÁNG 01 NĂM 2019 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Chương trình hành động số 47-CTr/TU ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các cơ quan, ban, ngành, các địa phương, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về nội dung Chương trình hành động số 47-Ctr/TU ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

- Tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Qua đó, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian dối gây thiệt hại cho người tiêu dùng, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, địa phương, lực lượng chức năng và sự tham gia của toàn xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

2. Yêu cầu

- Công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhiệm vụ quan trọng, phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và có trọng tâm, trọng điểm. Trong quá trình triển khai thực hiện yêu cầu các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác phối hợp, nâng cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

- Tăng cường hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp thực hiện hiệu quả.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài của các các cấp chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.

- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức và các cấp, các ngành, trong đó có sự phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng cấp, từng ngành trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, coi đây là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cơ quan quản lý các cấp.

- Tổ chức khen thưởng tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Hàng năm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại phát động “Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam 15/3” nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; tổ chức bộ máy chuyên trách; nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Rà soát, kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi và phù hợp với thực tiễn trong thời kỳ hội nhập quốc tế và xu hướng phát triển thương mại điện tử.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trang bị tài liệu, cập nhật kiến thức pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng cho cán bộ, người lao động; cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, lớp tập huấn ngắn ngày do địa phương, trung ương tổ chức.

- Nâng cao kiến thức pháp luật, đạo đức phẩm chất, kinh nghiệm xử lý, khả năng nắm bắt tâm lý cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Xây dựng, thực hiện cơ chế quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Bố trí cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thị xã, thành phố, theo hướng kiện toàn, phân công, phân cấp cụ thể nhiệm vụ, quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cơ quan quản lý Nhà nước. Nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh và các chi hội.

- Kiện toàn, củng cố bộ máy, cơ cấu tổ chức Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh theo quy định của Điều lệ Hội và hoạt động theo tôn chỉ, mục đích, phạm vi, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Hội theo quy định của pháp luật và theo sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu,...

- Đổi mới nội dung, hình thức, chú trọng cảnh báo, hướng dẫn người tiêu dùng về cách thức mua hàng nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng tiêu dùng cho toàn xã hội, nhất là đối với đối tượng người tiêu dùng yếu thế (trẻ em, học sinh, sinh viên, người già, phụ nữ, công nhân nghèo, khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa...).

[...]