BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
607/KH-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày
29 tháng 8 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
LẬP ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT NHÀ GIÁO
Thực hiện Quyết định số 2760/QĐ-BGDĐT ngày 11/8/2016
về việc phân công lập đề nghị xây dựng Luật nhà giáo và Luật giáo dục (sửa đổi).
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch Lập đề nghị xây dựng Luật nhà giáo,
như sau:
I. Mục đích
Đảm bảo việc Lập đề nghị xây dựng Luật nhà giáo
có hiệu quả và đúng thời hạn được giao.
II. Nội dung công việc:
Nội dung công việc để triển khai công tác Lập đề
nghị xây dựng Luật Nhà giáo được thực hiện theo 6 bước, cụ thể:
1. Xây dựng nội dung chính sách;
2. Đánh giá tác động của chính sách;
3. Lấy ý kiến về đề nghị xây dựng Luật;
4. Xây dựng dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật;
5. Thẩm định đề nghị xây dựng Luật;
6. Trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị
xây dựng Luật.
III. Thời gian thực hiện:
Từ tháng 8/2016 đến 31/12/2016
IV. Kinh phí: Kinh
phí lập đề nghị xây dựng Luật nhà giáo lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và các
nguồn hỗ trợ, huy động khác theo quy định của pháp luật.
V. Tổ chức thực hiện:
1. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
(Cục NGCB):
- Chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam, Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ tiến hành xây dựng
Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội
có liên quan đến đề nghị xây dựng Luật nhà giáo; nội dung chính sách trong đề
nghị xây dựng Luật xây dựng dự thảo đề cương Luật nhà giáo; tổ chức lấy ý kiến
về đề nghị xây dựng Luật nhà giáo; xây dựng dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật;
hoàn thiện hồ sơ gửi sang Bộ Tư pháp để tổ chức thẩm định; hoàn thiện hồ sơ
trình Chính phủ xem xét, thông qua; Sau khi có Nghị quyết thông qua của Chính
phủ, phải chỉnh lý, hoàn thiện lại hồ sơ gửi sang Bộ Tư pháp trước ngày
31/12/2016;
- Phối hợp với Vụ Kế hoạch-Tài chính trong việc
lập dự toán chi tiết về kinh phí để triển khai lập đề nghị xây dựng luật theo
quy định hiện hành;
- Chủ động đề xuất và tổ chức triển khai các nội
dung cần thiết để chuẩn bị xây dựng luật.
2. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Viện
KHGDVN): Chủ trì, phối hợp với Cục NGCB và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ tiến
hành nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thông tin tư liệu về Luật Nhà giáo và
điều ước quốc tế liên quan đến Nhà giáo trong Luật giáo dục của một
số nước trên thế giới; đánh giá tác động của chính sách; Phối hợp với Cục
NGCB thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của các hoạt động trong Kế hoạch.
3. Vụ Kế hoạch-Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Văn phòng, Cục NGCB bố trí
kinh phí trong việc triển khai lập đề nghị xây dựng Luật nhà giáo.
4. Vụ Pháp chế
- Theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện, hướng
dẫn lập đề nghị xây dựng luật thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, hồ sơ quy
định; báo cáo và đề xuất lãnh đạo Bộ các giải pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng
và tiến độ;
- Tổ chức làm việc với Vụ Các vấn đề chung xây dựng
pháp luật (Bộ Tư pháp) và Vụ Khoa giáo – Văn xã (Văn phòng Chính phủ) trước khi
xây dựng hồ sơ; chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật nhà giáo
trước khi gửi Bộ tư pháp thẩm định và trước khi trình Chính phủ thông qua.
5. Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ có trách nhiệm
phối hợp với đơn vị chủ trì trong quá trình triển khai lập đề nghị xây dựng luật”.
(Danh mục phân công công việc, thời gian thực
hiện và nhiệm vụ cụ thể, chi tiết theo phụ lục đính kèm)
Cục trưởng Cục NGCB, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Viện
trưởng Viện KHGDVN khẩn trương tập trung nguồn lực, thành lập tổ công tác trong
đó có 01 lãnh đạo đơn vị phụ trách việc tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao;
thực hiện nghiêm túc Kế hoạch đảm bảo việc lập đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo
hoàn thành theo tiến độ được quy định tại Quyết định số 2760/QĐ-BGDĐT ngày
11/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo Thứ trưởng phụ trách và Bộ trưởng
xem xét, quyết định.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các vụ: Pháp chế, Viện KHGDVN, KHTC, Vụ GDMN, GDTH, GDTrH, GDĐH,
GDCN,HTQT,KHCNMT, TCCB và Cục ĐTVNN (để t/h);
- Website Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu: VT, NGCBQLCSGD(5).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Mạnh Hùng
|
PHỤ LỤC
PHÂN CÔNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIỆM
VỤ TRONG VIỆC LẬP ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT NHÀ GIÁO
(Kèm theo Kế hoạch số 607/KH-BGDĐT ngày 29/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
STT
|
Hoạt động
|
Công việc
thực hiện
|
Đơn vị thực
hiện
|
Thời gian
thực hiện
|
Sản phẩm
|
Chủ trì
|
Phối hợp
|
1
|
Công tác chuẩn bị:
|
1. Họp triển khai nhiệm vụ;
2.Thành lập tổ công tác;
3. Phân công nhiệm vụ đơn vị/thành viên
tổ công tác;
|
Cục NGCB
|
|
11/8-1/9
|
|
I
|
Xây dựng nội dung chính sách
|
1
|
Tổng kết thi hành pháp luật; Khảo sát, đánh giá
thực trạng xã hội, các văn bản liên quan ảnh hưởng đến đội ngũ nhà giáo
|
1. Xác định các vấn đề cần giải quyết,
nguyên nhân của từng vấn đề;
2. Xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu
cụ thể cần đạt được khi giải quyết các vấn đề;
3. Xác định định hướng, giải pháp để giải
quyết từng vấn đề;
4. Xác định đối tượng chịu sự tác động
trực tiếp của chính sách, nhóm đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện chính
sách;
5. Xác định thẩm quyền ban hành chính
sách để giải quyết vấn đề.
|
Cục NGCB
|
Vụ Pháp chế/chuyên
gia và Vụ GDMN, GDTH, GDTrH, GDĐH, GDCN
|
25/8 -25/9
|
Báo cáo Tổng kết thi hành pháp luật/ báo cáo
đánh giá thực trạng quan hệ xã hội có liên quan đến đề nghị xây dựng Luật
|
2
|
Nghiên cứu khoa học; nghiên cứu thông tin tư
liệu, nghiên cứu điều ước quốc tế.
|
1. Nghiên cứu Luật nhà giáo của một số
nước trên thế giới (các quy định chung, nội dung Luật.)
2. Nghiên cứu điều ước quốc tế liên quan đến
Nhà giáo trong các Luật Giáo dục của một số nước trên thế giới
|
Viện KH GDVN
|
Cục NGCB
/Chuyên gia và Cục ĐTVNN, Vụ HTQT và Vụ KHCNMT
|
25/8 -25/9
|
Báo cáo Tổng hợp về nội dung nghiên cứu của
một số nước trên thế giới. So sánh, phát hiện những điểm giống, khác và
đưa ra các đề xuất về nguyên tắc, định hướng, nội dung chính sách xây dựng Luật
NG.
|
3
|
Xây dựng nội dung chính sách trong đề nghị xây
dựng Luật
|
1.Xây dựng dự thảo nội dung của chính
sách trong đề nghị xây dựng Luật;
2. Tổ chức hội thảo khoa học Lấy ý kiến
góp ý, phản biện về chính sách trong đề nghị xây dựng Luật; Bcáo đánh giá thực
trạng quan hệ XH có liên quan đến đề nghị xây dựng Luật;
3.Chỉnh sửa hoàn thiện
|
Cục NGCB
|
Vụ Pháp chế/chuyên
gia và các Vụ GDMN, GDTH, GDTrH, GDĐH, GDCN,Vụ TCCB
|
25/8-25/9
|
Nội dung chính sách trong đề nghị xây dựng Luật
|
II
|
Đánh giá tác động của chính sách
|
1
|
Đánh giá tác động của chính sách
|
1. Đánh giá tác động về kinh tế của
chính sách;
2. Đánh giá tác động về xã hội của
chính sách;
3. Đánh giá tác động về giới của chính
sách (nếu có);
4. Đánh giá tác động của thủ tục hành
chính của chính sách (nếu có);
5.Đánh giá tác động đối với hệ thống
pháp Luật của chính sách.
|
Viện KH GDVN
|
Cục NGCB
/Chuyên gia
|
25/8-25/9
|
Báo cáo sơ bộ theo từng nội dung đánh giá tác
động
|
2
|
Lập báo cáo đánh giá tác động của chính sách
|
1. Xây dựng dự thảo báo cáo đánh giá tác
động của chính sách;
2. Tổ chức hội thảo khoa học góp ý, phản
biện dự thảo báo cáo đánh giá tác động;
3.Chỉnh sửa hoàn thiện báo cáo đánh giá
tác động của chính sách
|
Viện KH GDVN
|
Cục NGCB
/Chuyên gia
|
|
Báo cáo đánh giá tác động của chính sách theo
mẫu số 01 PL.V NĐ 34
|
III
|
Lấy ý kiến về đề nghị xây dựng Luật
|
|
|
|
|
1
|
Xây dựng đề cương dự thảo Luật
|
1.Xây dựng đề cương dự thảo Luật;
2.Hội thảo góp ý; Lấy ý kiến chuyên
gia, phản biện về đề cương dự thảo Luật; Chỉnh sửa hoàn thiện.
|
Cục NGCB,
|
Vụ pháp chế, Viện
KH GDVN/ Chuyên gia
|
25/9-30/9
|
Đề cương dự thảo Luật
|
2
|
Xây dựng hồ sơ lấy ý kiến
|
Hồ sơ lấy ý kiến bao gồm:
- Công văn của Bộ lấy ý kiến;
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách
trong đề nghị xây dựng Luật;
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp Luật hoặc
Bcáo đánh giá thực trạng quan hệ XH có liên quan đến đề nghị xây dựng Luật;
- Đề cương dự thảo Luật.
|
Cục NGCB
|
Vụ pháp chế
|
1/10-5/10
|
Công văn gửi các đơn vị liên quan
|
3
|
Tổ chức lấy ý kiến về đề nghị xây dựng Luật
|
1. Xác định rõ các chính sách trong đề
nghị xây dựng Luật cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng cần lấy ý kiến
và địa chỉ tiếp nhận ý kiến;
2. Tổ chức gửi lấy ý kiến của:Bộ TC, Bộ
Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Ủy ban TW mặt trận tổ quốc VN, phòng
Thương mại và Công nghiệp VN (nếu liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh
nghiệp) và các đơn vị liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của
chính sách trong đề nghị xây dựng Luật.
|
Cục NGCB
|
Vụ pháp chế
|
5/10-20/10
|
|
3.Tổng hợp ý kiến góp ý, nghiên cứu và hoàn
thiện đề nghị xây dựng Luật
|
Cục NGCB
|
Vụ pháp chế
|
20/10-25/10
|
Bảng tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến các
cơ quan tổ chức
|
4.Đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu
ý kiến cùng các tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật trên Cổng
thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ.
|
Cục NGCB
|
Vụ pháp chế,
Văn phòng Bộ
|
25/10-25/11
|
|
IV
|
Xây dựng dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật
|
|
|
|
|
1
|
Lập tờ trình đề nghị xây dựng Luật;
|
Tờ trình nêu rõ: Sự cần thiết, mục đích, quan điểm,
đối tượng, phạm vi, mục tiêu, nội dung của chính sách, giải pháp, dự kiến nguồn
lực, điều kiên đảm bảo cho việc thi hành Luật, thời gian dự kiến trình Quốc hội
|
Cục NGCB
|
Vụ pháp chế
|
25/10-25/11
|
|
2
|
Xây dựng dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật
|
Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật bao gồm:
- Tờ trình đề nghị xây dựng Luật;
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách
trong đề nghị xây dựng Luật;
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp Luật hoặc
đánh giá thực trạng quan hệ XH có liên quan đến đề nghị xây dựng Luật;
-Bảng tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của
BTC, BNV, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, và ý kiến của các cơ quan tổ chức khác bản
chụp ý kiến góp ý;
- Đề cương dự thảo Luật.
|
Cục NGCB
|
Vụ pháp chế
|
30/11
|
|
V
|
Hoàn thiện hồ sơ gửi sang Bộ Tư pháp để tổ
chức thẩm định
|
|
|
|
|
1
|
Thẩm định đề nghị xây dựng Luật
|
1. Hoàn thiện hồ sơ lập đề nghị xây dựng
Luật nhà giáo trình Thứ trưởng phụ trách, Bộ trưởng duyệt, gửi sang Bộ Tư
pháp để thẩm định
2. Chuẩn bị tài liệu, cung cấp thông tin,
thuyết trình đề nghị xây dựng Luật theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
|
Cục NGCB
|
Vụ Pháp chế
|
1/11-15/11
|
Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp
|
VI
|
Trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị
xây dựng Luật
|
|
|
|
|
1
|
Trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây
dựng Luật
|
1.Tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ
sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp;
2.Trình Thứ trưởng phụ trách, Bộ trưởng
để trình Chính phủ;
|
Cục NGCB
|
Vụ Pháp chế
|
25/11
|
|
3. Tiếp thu chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ
sau khi có Nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng luật; trình
TTr; trình Bộ trưởng ký gửi Bộ Tư pháp tổng hợp trước ngày 31/12/2016.
|
Cục NGCB
|
Vụ Pháp chế
|
31/12/2016
|
|