Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 6064/KH-SYT năm 2020 hoạt động của ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh 5 năm giai đoạn 2021-2025 do Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 6064/KH-SYT
Ngày ban hành 13/10/2020
Ngày có hiệu lực 13/10/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Tấn Bỉnh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6064/KH-SYT

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/04/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;

Căn cứ công văn số 2760/BYT-KH-TC ngày 20/05/2020 của Bộ Y tế về xây dựng kế hoạch phát triển y tế 5 năm 2021-2025.

Căn cứ Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 16/07/2020 của Ủy ban nhân dân TP.HCM về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ IX nhiệm kỳ 2020-2025.

Sở Y tế lập kế hoạch hoạt động của ngành y tế 5 năm giai đoạn 2021-2025, như sau:

PHẦN 1: Kết quả thực hiện 5 năm 2016-2020

I. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu

Stt

Nội dung

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2016

Thực hiện năm 2017

Thực hiện năm 2018

Thực hiện năm 2019

Ước thực hiện năm 2020

1

Số bác sĩ trên 10.000 dân

bác sĩ

16

17

18

19,88

20

2

Số giường bệnh trên 10.000 dân (không tính giường của trạm y tế)

giường

42,3

42,1

42,8

42,7

42

3

Tỷ số giới tính khi sinh

Số bé trai/ bé gái

1,07

1,06

1,05

1,054

1,07

4

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tui

8,4

7,7

7,7

7,53

9

5

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

8,3

8,3

8,1

7,82

10

6

Tsuất tử vong mẹ

2,45

3,45

2,5

1,1

4

7

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ

%

95,8

98,3

95,6

95,2

95

8

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi)

%

4,1

4,9

4,9

<5

<8

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (chiều cao theo tuổi)

%

6,9

6,8

6,8

<7

<7

9

Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế

%

100

97

100

99,7

100

10

Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ

%

100

100

100

100

100

11

Nước thải bệnh viện được xử lý đạt quy chuẩn môi trường

%

100

92,57

95

98

100

II. Các chương trình mục tiêu dân số

1. Dự án Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm

1.1. Hoạt động phòng chống bệnh lao

Hoạt động xét nghiệm được đầu tư đúng mức, đáp ứng được nhu cầu và nâng chất lượng chẩn đoán, giúp phát hiện nhanh người bệnh có mắc lao và lao kháng thuốc, cụ thể cuối năm 2015 thành phố có 3 máy Gene Xpert và đến nay đã trang bị được 13 máy Gen Xpert. Về hoạt động phát hiện, triển khai nhiều giải pháp nhàm tăng cường phát hiện bệnh nhân sớm trong cộng đồng, các trường thuộc TT06, các Trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP. HCM, ...do đó tỷ lệ người xét nghiệm đàm phát hiện bệnh lao trên dân số tăng từ 0,97% đến trên 1,9% và vượt chỉ tiêu kế hoạch chiến lược. Về thu nhận điều trị lao, tổng số bệnh nhân lao các thể được thu nhận vào chương trình dao động từ 14.500 bệnh nhân đến 17.500 bệnh nhân, tỷ lệ mắc lao trên 100.000 dân đến nay là 194/100.000 dân chưa đạt được mục tiêu chiến lược quốc gia là 131/100.000 dân.

1.2. Hoạt động phòng, chống phong

Trong 5 năm qua, tình hình bệnh phong trên địa bàn TP.HCM có xu hướng giảm mạnh trong 3 năm gần đây. 100% bệnh nhân phong dị hình tàn tật được chăm sóc y tế, tại TP.HCM, tất cả các trường hợp dị hình tàn tật đều ở thể nhẹ, do đó 100% bệnh nhân tàn tật nặng được phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng. Dự ước đến cuối năm 2020, toàn thành phố có 24/24 quận huyện đạt 4 tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong tuyến huyện. Bên cạnh đó, định kỳ hàng năm, có tổ chức huấn luyện và đào tạo - truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cán bộ phụ trách chương trình.

1.3. Hoạt động phòng, chống sốt rét

Trong 5 năm qua, trên địa bàn thành phố có tổng cộng 61 bệnh nhân sốt rét đều là bệnh nhân từ nơi khác đến. So với năm 2016 thì số bệnh nhân sốt rét năm 2019 giảm 31,8% và không có trường hợp sốt rét ác tính. Số lam xét nghiệm thực hiện tổng cộng 142.639 lam và đều giảm hàng năm, có thể do phạm vi vùng sốt rét lưu hành của TP.HCM đã được thu hẹp, số lam năm 2019 giảm 43,6% (20.807 lam) so với năm 2016.

1.4. Phòng chống sốt xuất huyết

Hiện nay, sốt xuất huyết được xem như bệnh truyền nhiễm lưu hành tại Việt Nam, theo báo cáo hàng năm của Viện Pasteur TP. HCM, TP.HCM là một trong những tỉnh thành có số mắc cao nhất và chiếm khoảng 40% số ca mắc của 20 tỉnh phía Nam. Trong các năm qua, trung bình mỗi năm ghi nhận có khoảng từ 50.000 - 62.000 trường hợp được chẩn đoán sốt xuất huyết (45% chẩn đoán xác định dựa vào lâm sàng và xét nghiệm NS1 và 55% dựa vào dấu hiệu lâm sàng). Trong giai đoạn 2016-2020, thành phố đã triển khai một số hoạt động nổi bật trong công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết gồm: ứng dụng công nghệ thông tin (phần mềm trực tuyến ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý trong quản lý bệnh truyền nhiễm), áp dụng Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, phối hợp với các Sở ban ngành trong phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe được triển khai liên tục.

1.5. Hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần

Số phường xã quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt đạt 100%, 100% số phường xã quản lý bệnh nhân động kinh, 10% số phường xã quản lý bệnh nhân rối loạn trầm cảm. Quản lý, điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng cho 100% số bệnh nhân tại các phường xã đã được triển khai. Trung bình hàng năm có khoảng 450 bệnh nhân tâm thần phân liệt mới được phát hiện và khoảng 200 bệnh nhân tâm thần thể động kinh. Ước tính số tích lũy đến cuối năm 2020, quản lý được 11.182 bệnh nhân tâm thần phân liệt và 7.608 bệnh nhân tâm thần động kinh.

1.6. Hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm

Các cơ sở y tế dự phòng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập của thành phố tổ chức tốt hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe, vận động xã hội về phòng chng bệnh không lây nhiễm mạn tính (100% cơ sở). 100% cán bộ y tế thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm tuyến huyện, xã được đào tạo, tập huấn về dự phòng, giám sát, phát hiện, chẩn đoán, quản lý, điều trị theo quy định. 100% trạm y tế phường, xã, thị trấn có đủ nhân lực, được cung cấp trang thiết bị và thuốc thiết yếu theo quy định phục vụ cho dự phòng, phát hiện, chẩn đoán, quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm (trước mắt tập trung vào bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường). 100% trạm y tế phường, xã, thị trấn tổ chức hoạt động tư vấn dự phòng, sàng lọc phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý đối với bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản theo đúng quy định và hướng dẫn về chuyên môn của Bộ Y tế.

Đối với Bệnh Đái tháo đường: đã tổ chức sàng lọc đái tháo đường tại cộng đồng cho 136.472 đối tượng nguy cơ nhằm phát hiện sớm người bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường; tiến hành điều tra, giám sát dịch tễ học bệnh đái tháo đường; số bệnh nhân đái tháo đường được quản lý tại trạm y tế là 8.492 bệnh nhân và 8.869 người tiền đái tháo đường.

Bệnh tim mạch (tăng huyết áp): đã triển khai hoạt động phối dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý đối với người có nguy cơ, người tiền bệnh và người mc bệnh không lây mạn tính tại bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện và trạm y tế phường, xã, thị trấn; thiết lập quy trình chuyển thông tin người bệnh tại các bệnh viện về trạm y tế để quản lý, theo dõi điều trị. Kết quả, số bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý tại trạm y tế tăng lên so với những năm trước, cụ thể trong năm 2018 số bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý tại trạm y tế là 6.015 đến nay quản lý được 12.368 trường hợp, tất cả các trạm y tế đều triển khai phần mềm trực tuyến quản lý bệnh tăng huyết áp.

Bệnh ung thư: chương trình phòng chống bệnh ung thư được triển khai nhiều năm nay, trong những năm đầu phần lớn tập trung vào hoạt động ghi nhận ung thư, đây là hoạt động được duy trì thực hiện hàng năm theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Phòng chống các rối loại thiếu Iốt: định kỳ hàng năm chương trình đã tổ chức giám sát ngẫu nhiên 1.440 hộ của 96 phường xã thuộc 24 quận huyện đánh giá tình hình sử dụng muối và các gia vị có bổ sung iốt và mức độ thiếu iốt trong cộng đồng qua định lượng iốt trong mẫu nước tiểu, kết quả ghi nhận có đến 90,9% hộ gia đình sử dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ gia đình dùng muối iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh chỉ đạt 83,4% năm 2019 và mức iốt niệu trung vị chỉ đạt 8,0 mcg/dl, thấp hơn mục tiêu là 10 mcg/dl vào năm 2020; Tổ chức định kỳ tập huấn và tăng cường truyền thông, xây dựng tài liệu truyền thông hướng dẫn phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.

[...]