Kế hoạch 5960/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 5960/KH-UBND
Ngày ban hành 11/09/2017
Ngày có hiệu lực 11/09/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phan Văn Đa
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5960/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 11 tháng 09 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Triển khai Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; tiếp theo Kế hoạch số 2520/KH-UBND ngày 13/5/2013 về việc thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017 - 2020 (sau đây gọi là Chiến lược) như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bổ dân số, nâng cao chất lượng dân số góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

a) Tiếp tục duy trì xu thế giảm sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng; phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 10,2‰; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 xuống còn 10,8%; tng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ) ở mức 2,03 con/phụ nữ; quy mô dân số ở mức 1.357.000 người.

b) Nâng cao sức khỏe bà mẹ và trẻ em; giảm bệnh, tật và tử vong ở trẻ em; giảm tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản; giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi còn 11‰; giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống 16‰; tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc sơ sinh đạt 30%; tỷ lệ trẻ em được sàng lọc sơ sinh 20%; giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống còn dưới 52/100.000 trẻ đẻ sống, giảm tỷ lệ phá thai xuống dưới 25/100 trẻ đẻ sống; chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản, tỷ lệ phụ nữ 30 - 54 tuổi được sàng lọc ung thư ctử cung đạt 20%; 100% các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện triển khai sàng lọc ung thư ctử cung bằng phương pháp đơn giản; giảm 30% số ca mắc nhiễm khun sinh sản và giảm 20% số ca mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục so với năm 2016.

c) Giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, khống chế tăng tỷ số giới tính khi sinh ở mức 111 bé trai/100 bé gái.

d) Cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản của vị thành niên và thanh niên: Thực hiện thông tin giáo dục tư vấn về sức khỏe sinh sản (SKSS) cho vị thành niên và thanh niên đạt 95%; tăng tỷ lệ điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS thân thiện cho vị thành niên và thanh niên lên 50%; giảm 20% số người chưa thành niên có thai ngoài ý muốn so với năm 2016.

đ) Tăng cường chăm sóc sức khỏe (CSSK) người cao tuổi: Tăng tỷ lệ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên có điểm cung cấp dịch vụ CSSK cho người cao tuổi lên 50%; tăng tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ CSSK dựa vào cộng đồng lên trên 60%.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó lãnh đạo, tổ chức và quản lý là giải pháp tiên quyết, truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi và cung cấp dịch vụ dân số và sức khỏe sinh sản (DS - SKSS) là giải pháp cơ bản, kết hợp với các giải pháp như xã hội hóa, phối hợp liên ngành...

1. Lãnh đạo, tổ chức và quản lý:

a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền; huy động sự tham gia của toàn xã hội thực hiện công tác DS-SKSS:

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thường xuyên đưa công tác DS - SKSS thành một nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động và kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa và xã hội của địa phương; hàng năm, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ công tác DS - SKSS, coi đó là một tiêu chuẩn quan trọng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp; nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác DS - SKSS; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động gia đình, các tầng lớp nhân dân thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoa gia đình (DS - KHHGĐ).

- Nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành, đoàn thnhân dân; đồng thời, huy động các tổ chức kinh tế, xã hội tham gia thực hiện công tác DS - SKSS; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để mỗi gia đình, mỗi người dân tự nguyện thực hiện chính sách DS - KHHGĐ.

b) Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác DS - SKSS các cấp:

- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác DS - SKSS từ tỉnh đến cơ sở đủ mạnh để quản lý và tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động và đưa dịch vụ DS - SKSS đến tận người dân.

- Chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác DS - SKSS theo hướng chuyên nghiệp hóa; nâng cao năng lực và tổ chức thực hiện các nghiên cứu khoa học về dân số và sức khỏe sinh sản; kiện toàn và đẩy mạnh tin học hóa hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu chuyên ngành DS - SKSS.

- Tăng cường năng lực giám sát, đánh giá, phân tích và dự báo; quan tâm đội ngũ cán bộ làm công tác DS - SKSS ở các xã, phường, thị trấn và đội ngũ cộng tác viên ở các tổ, thôn, xóm, bản; đảm bảo chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác DS - SKSS; tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích tập thể, cá nhân tham gia thực hiện công tác DS - SKSS.

c) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác DS - SKSS:

- Tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về DS - SKSS trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, kế hoạch; nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ; làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra thực hiện pháp luật, chính sách, chương trình, kế hoạch về DS - SKSS ở các cấp.

- Thực hiện quản lý theo Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số đối với các hoạt động trong lĩnh vực dân số và một số nội dung thuộc mảng dự phòng trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản.

- Hoàn thiện cơ chế kết hợp quản lý theo ngành và theo địa phương về lĩnh vực DS - SKSS; lồng ghép các nguồn lực đầu tư cho chương trình DS - SKSS; kết hợp tổ chức thực hiện công tác DS - SKSS theo chương trình mục tiêu với các hoạt động khác của ngành.

- Tăng cường hiệu quả chỉ đạo, điều hành, giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch về DS - SKSS trên cơ sở hệ thông tin quản lý chuyên ngành. Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá chuyên ngành, liên ngành và có sự tham gia của cộng đồng.

2. Truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ