Kế hoạch 5956/KH-UBND năm 2016 phát triển kinh tế tập thể tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 5956/KH-UBND
Ngày ban hành 21/10/2016
Ngày có hiệu lực 21/10/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Đặng Văn Minh
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5956/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 21 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2016-2020

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. Đánh giá chung

1. Về số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, tổ hợp tác

a) Hợp tác xã

Đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có 245 Hợp tác xã (HTX), giảm 8,9% so với năm 2011 (giảm 30 HTX); trong đó, có 223 HTX đang hoạt động, 22 HTX ngừng hoạt động; có 83 HTX đã tổ chức hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Từ năm 2011 đến nay, số lượng HTX biến động giảm hàng năm do quá trình củng cố hợp nhất, sáp nhập, giải thvà thành lập mới, cụ thgiai đoạn 2011-2015, có 37 HTX giải thể, 7 HTX thành lập mới.

Về phân loại HTX: HTX khá giỏi: 112 HTX, chiếm 45,7%; HTX trung bình: 83 HTX, chiếm 33,9%; HTX yếu kém: 50 HTX, chiếm 20,4%.

Doanh thu bình quân của HTX 1,2 tỷ đồng/năm tăng 60% so với năm 2011.

Lãi bình quân của HTX: 75,6 triệu đồng/năm, tăng 33,8% so với năm 2011.

Tỷ suất lãi (lãi/vốn) đạt 6,4%.

b) Tổ hợp tác

Năm 2015, tỉnh Quảng Ngãi có 365 tổ hợp tác các loại, trong đó có 300 tổ đoàn kết khai thác trên biển, 01 tổ hợp tác phát triển thành HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ Lý Sơn Hoàng Sa, huyện Lý Sơn. Tổ hợp tác tạo điều kiện hỗ trợ mang lại hiệu quả cao cho các thành viên, đặc biệt đối với những người thiếu vốn và lao động. Các tổ hợp tác đoàn kết khai thác hải sản trên biển đã phát huy tinh thần đoàn kết trong khai thác, hỗ trợ giúp đỡ nhau để sản xuất và phòng chống các tai nạn, biến cố trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

2. Về thành viên, lao động của hợp tác xã

- Tổng số thành viên HTX 348.476 thành viên, tăng 48,2% so với năm 2011.

- Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong HTX 2.648 lao động, tăng 52,5% so với năm 2011.

- Thu nhập bình quân của người lao động làm việc thường xuyên trong HTX 18 triệu đồng/người/năm, tăng 89% so với năm 2011.

3. Về trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã

- Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã 1.225 người.

- Số cán bộ quản lý HTX đạt trình độ sơ cấp, trung cấp: 762 người, chiếm 62,2%.

- Số cán bộ quản lý HTX đạt trình độ cao đẳng, đại học là 100 người, chiếm 8,2%, chiếm 29,6%.

- Số cán bộ quản lý HTX chưa qua đào tạo 363 người.

II. Đánh giá theo lĩnh vực

1. Đối với Hợp tác xã nông nghiệp

Đến năm 2015, toàn tỉnh có 178 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN); số lượng thành viên tham gia: 203.000 thành viên; số lượng lao động làm việc thường xuyên trong HTXNN: 1.103 người; Doanh thu bình quân của HTXNN: 500 triệu đồng/năm; lợi nhuận bình quân của HTXNN: 30 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTXNN: 12 triệu đồng/người/năm.

Hợp tác xã nông nghiệp có số lượng thành viên đông đảo, hoạt động chủ yếu là dịch vụ phục vụ, hỗ trợ các thành viên của hợp tác xã: có 92% hợp tác xã làm dịch vụ thủy lợi, 70% hợp tác xã làm dịch vụ khuyến nông, 70% hợp tác xã dịch vụ thú y, 41% hợp tác xã làm dịch vụ bảo vệ thực vật, 40% hợp tác xã dịch vụ giống, cây trồng; 27% hợp tác xã làm dịch vụ tín dụng nội bộ, 14% hợp tác xã làm dịch vụ vật tư phân bón, 11% hợp tác xã làm dịch vụ làm đất, 4% hợp tác xã làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.

HTX nông nghiệp phát triển theo hướng đa ngành nghề, kinh doanh tổng hợp, đáp ứng nhu cầu hộ thành viên và thị trường; hoạt động tập trung vào các lĩnh vực: làm đất, thủy lợi, khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, giống cây trồng, vật nuôi, cung ứng vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm, chế biến, tín dụng nội bộ, kinh doanh thương mại.

[...]