Kế hoạch 594/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Nghị quyết 71/NQ-CP và Kế hoạch 31-KH/TU về thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 594/KH-UBND
Ngày ban hành 20/10/2017
Ngày có hiệu lực 20/10/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lâm Quang Thi
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 594/KH-UBND

An Giang, ngày 20 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 71/NQ-CP NGÀY 08/8/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 31-KH/TU NGÀY 04/7/2017 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Căn cứ Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Kế hoạch số 31-KH/TU ngày 04 tháng 7 năm 2017 của BTV Tỉnh ủy An Giang về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ và Kế hoạch số 31- KH/TU ngày 04 tháng 7 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (sau đây viết tắt là Kế hoạch), với các nội dung chính như sau:

I. Mục đích yêu cầu:

1. Quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 31-KH/TU ngày 04 tháng 7 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

2. Duy trì ổn định độ che phủ của rừng trồng tập trung và cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 là 22,40%.

3. Bảo vệ và ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép.

4. Đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 phải sử dụng và trồng hết diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng có khả năng trồng rừng, phát triển trồng cây phân tán, vườn rừng.

5. Bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có; chống suy thoái nguồn tài nguyên rừng, thực hiện xã hội hóa nghề rừng trên cơ sở tổ chức, quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng; giao đất, giao rừng nhằm giải quyết tốt mục tiêu phòng hộ, an ninh môi trường.

6. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp thông qua việc cải thiện một cách hợp lý cơ cấu cây trồng lâm nghiệp. Phát triển các loài cây trồng có tác dụng tốt về phủ xanh, bảo vệ môi trường và có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội. Xây dựng ngành lâm nghiệp của tỉnh phát triển bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người làm nghề rừng.

7. Đưa các dịch vụ từ rừng là nguồn thu cơ bản của ngành lâm nghiệp; nâng tỷ trọng lâm nghiệp trong giá trị sản xuất nông nghiệp.

8. Góp phần quan trọng ổn định an ninh chính trị - xã hội ở tỉnh An Giang, đặc biệt khu vực biên giới với nước bạn Campuchia. Đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; cung cấp các dịch vụ môi trường; giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn.

II. Nhiệm vụ, giải pháp:

1. Công tác tuyên truyền, giáo dục:

a) Tổ chức tuyên truyền thường xuyên về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng:

- Đối với Báo, Đài Phát thanh và truyền hình trong - ngoài tỉnh, cơ quan Thông tấn, thực hiện công tác tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và tăng thời lượng tin, bài trong thời gian cao điểm mùa khô (từ tháng 01 dương lịch đến tháng 5 dương lịch hàng năm): bình quân mỗi năm thực hiện từ 01 đến 02 phóng sự về công tác cảnh báo cháy rừng và công tác phát triển rừng; mỗi tháng tổ chức đăng tin, bài (khoảng 20 tin) trên báo, trên các trang web của Chi cục Kiểm lâm gồm nhiều thể loại: tuyên truyền về công tác phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ cây rừng, bảo tồn động vật rừng, bảo tồn cây dược liệu, bảo tồn lâm sản ngoài gỗ, các chủ trương, chính sách về trồng rừng và chăm sóc, bảo vệ rừng của đảng và nhà nước, nêu gương người tốt việc tốt, những mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả cần nhân rộng…

- Hàng năm, cấp phát tập học sinh cho trẻ em nghèo tại các xã có rừng; Xây dựng những giải thưởng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi tại các xã có rừng có phong trào bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng nổi bật. Đồng thời, phối hợp cùng Công an xã và các đơn vị có liên quan của xã tổ chức phát động “Tháng an toàn, Quý an toàn phòng cháy chữa cháy rừng”.

- Đưa thông tin dự báo cấp cháy rừng lên mạng Internet để thông tin thường xuyên đến các thành viên Ban Chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, đến văn phòng Ban Chỉ huy về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, cấp xã.

- Biển báo cấp dự báo cháy rừng: Đây là hình thức thông báo ngắn gọn bằng màu sắc phản ánh mức cấp dự báo cháy được đặt tại những khu vực đông dân cư gần rừng để nhân dân, cơ quan, trường học, đơn vị quân đội đóng trong và ven rừng biết được mức độ về khả năng xuất hiện cháy rừng theo từng cấp để luôn coi trọng việc phòng cháy và cùng có trách nhiệm.

- Hàng năm, thực hiện rà soát, bổ sung các loại biển báo: “cấm vào rừng”, “cấm lửa”, các loại pa-nô, áp phích đặt tại những nơi dễ chú ý và xung quanh diện tích của từng chủ rừng để cảnh báo cháy rừng; với số lượng đề xuất bổ sung trong giai đoạn 05 năm như sau:

+ Bảng cấm lửa (hình tam giác): 200 bảng; mỗi năm thực hiện bình quân 40 bảng. Các bảng được cắm tại các vùng trọng điểm, các vùng có nguy cơ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hàng năm.

+ Tờ rơi tuyên truyền: 2.000 tờ; mỗi năm bình quân thực hiện 400 tờ rơi để tuyên truyền về công tác phòng cháy chữa cháy rừng và phát triển rừng (nội dung tờ rơi được in bằng 02 ngôn ngữ: Kinh và Khmer), các tờ rơi được dán tại các quán nước, tại các chùa Khmer ven và trong rừng.

+ Sơn vẽ mới Pano cố định: 22 bảng (đã được bố trí trong năm 2010 trên địa bàn 03 huyện, thành phố: Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Đốc).

+ Xây dựng bộ ảnh nhận dạng động vật rừng, thực vật rừng tại An Giang từ 250 - 300 hình ảnh đưa lên trang web của Chi cục Kiểm lâm; để tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận biết cùng tham gia bảo vệ các loài động vật rừng và thực vật rừng.

- Lồng vào các cuộc sinh hoạt, hội nghị, họp dân của Chính quyền và đoàn thể, nhắc nhở công tác phòng cháy chữa cháy rừng, sử dụng lửa trong mùa khô…chú ý đối tượng khách hành hương, khách du lịch để có biện pháp tuyên truyền thích hợp.

b) Tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động khai thác, vận chuyển, cất giữ, mua bán lâm sản trái pháp luật:

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ