Chỉ thị 7923/CT-UBND năm 2017 về thực hiện Nghị quyết 71/NQ-CP về thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW và Chương trình hành động 12-CTr/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu 7923/CT-UBND
Ngày ban hành 24/10/2017
Ngày có hiệu lực 24/10/2017
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Đặng Huy Hậu
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7923/CT-UBND

Quảng Ninh, ngày 24 tháng 10 năm 2017

 

CHƯƠNG TRÌNH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 71/NQ-CP NGÀY 08/8/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TW NGÀY 12/01/2017 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 12-CTR/TU NGÀY 20/3/2017 CỦA TỈNH ỦY VỀ TĂNG CƯỜNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ “Về việc thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương” và Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Văn bản số 6632/BNN-TCLN ngày 10 tháng 8 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP của Chính phủ về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW”; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xây dựng Chương trình thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ (viết tắt là Nghị quyết số 71/NQ-CP) về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII (viết tắt là Chỉ thị s13-CT/TW) và Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 20/3/2017 của Tỉnh ủy (viết tt là Chương trình hành động số 12-CTr/TU) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; nêu cao vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

b) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, nâng cao ý thức tuân thủ, pháp luật của toàn dân, tích cực tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nêu cao vai trò trách nhiệm của các cấp ngành, các địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

c) Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua, đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung, trong đó lĩnh vực lâm nghiệp, nói riêng; đồng thời góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, chủ động ứng phó với biến đi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế từ “nâu sang xanh”.

2. Yêu cầu:

a) Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 71/NQ-CP về xác định rõ vai trò của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, người đng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh, huyện đến xã và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

b) Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền các nội dung phù hợp với từng đối tượng, tng cấp, từng ngành, nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững, hiểu rõ những nội dung cơ bản của Chỉ thị số 13-CT/TW; Chương trình hành động số 12-CTr/TU của Tỉnh ủy, Nghị quyết 71/NQ-CP của Chính phủ.

c) Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố bám sát với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương mình để xây dựng cụ thể hóa thành “Chương trình thực hiện Nghị quyết” của Sở, ngành và của địa phương mình để triển khai thực hiện đạt kết quả.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

a) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc địa phương xây dựng kế hoạch tuyên truyền để nâng cao hiểu biết và nhận thức về vai trò, ý nghĩa của rừng và sự cần thiết phải bảo vệ, phát triển rừng cho cán bộ, công chức, viên chức (CBCC, VC) trong đơn vị;

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch phối hợp tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân; chỉ đạo các cơ quan thông tin và truyền hình địa phương tăng thời lượng đưa tin, tuyên truyền, ph biến pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; biu dương người tốt việc tốt, người có thành tích trong công tác bảo vệ và phát triển rng;

- Ở những xã, phường có rừng, đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vào sinh hoạt định kỳ; coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức, đoàn thể và coi việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại, bình xét thi đua cho tập thể, cá nhân cuối năm;

- Hàng năm bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp lâm nghiệp phục vụ công tác tuyên truyền, ph biến pháp luật; xây dựng, sửa chữa các bảng tin, các biển báo cấm lửa rừng, biển cảnh báo cháy rừng;

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:

- Xây dựng các tài liệu, tin bài, phóng sự chuyên đề về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; biểu dương gương người tốt, việc tốt về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; phê phán công khai và các hình thức xử lý các hành vi thiếu trách nhiệm, các vi phạm nghiêm trọng trong bảo vệ rừng của các tổ chức, cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục phòng ngừa;

- Triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đến các xã, phường, cộng đồng dân cư các thôn, bản.

c) Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan báo chí của tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

d) Sở Giáo dục và Đào tạo: Giáo dục, tuyên truyền về ý thức bảo vệ rừng của toàn xã hội thông qua việc giáo dục đối tượng học sinh, sinh viên các cấp trên ghế nhà trường; xây dựng chương trình học tập ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu về giá trị của rừng trong việc ứng phó biến đổi khí hậu và đối với cuộc sống.

đ) Các Sở, ngành, cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhằm vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thấy rõ trách nhiệm, tự giác chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

e) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng với nội dung phù hợp cho các hội viên.

2. Công tác quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

2.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh và trực tiếp triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau.

[...]