Kế hoạch 59/KH-UBND về triển khai sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 59/KH-UBND
Ngày ban hành 24/03/2023
Ngày có hiệu lực 24/03/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Nguyễn Tuấn Thanh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/KH-UBND

Bình Định, ngày 24 tháng 03 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI SẢN XUẤT, CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2023 đã được giao tại Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 04/01/2023 của UBND tỉnh, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 theo các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

- Phát triển một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với vùng nuôi, trồng tập trung, sản xuất đạt chuẩn gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở định hướng phát triển nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp những năm đến.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng tổng sản phẩm địa phương (GRDP) nông, lâm, thủy sản năm 2023 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 3,0% - 3,2%.

- Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 685.160 tấn, trong đó: Sản lượng lúa đạt 631.400 tấn và ngô đạt 53.760 tấn.

- Số lượng đàn vật nuôi chủ lực: Tổng đàn bò 309.000 con; tổng đàn lợn 721.000 con; tổng đàn gia cầm 10.000 nghìn con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 207.000 tấn; trong đó: Thịt lợn 138.000 tấn.

- Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 15.000 tấn; trong đó, sản lượng tôm nuôi đạt 10.500 tấn.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Trồng trọt

1.1. Về phát triển cây lúa

a) Quy hoạch

Tổng diện tích lúa đến năm 2025 là 90.000 ha; năm 2030 là 87.000 ha.

b) Kế hoạch năm 2023

- Diện tích sản xuất lúa cả năm 92.830 ha, trong đó: Vụ Đông Xuân 47.050 ha, vụ Hè Thu 42.120 ha, vụ Mùa 3.660 ha.

- Cơ cấu sản xuất lúa gồm:

+ Lúa chế biến: Diện tích 78.530 ha. Các giống: Khang dân đột biến, ĐV 108, TBR1, Q5, ĐB 6, BC 15, Hà Phát 3, Thiên ưu 8, Bắc Thịnh, VNR 20, VNR 10. Đây là diện tích đảm bảo năng suất, sản lượng lúa chính để đảm bảo giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Giá lúa chế biến khá ổn định nhưng lợi nhuận đem lại không cao so với các loại cây trồng khác.

+ Lúa giống: Diện tích 4.300 ha (vụ Đông Xuân 2.955 ha, vụ Hè Thu 1.345 ha). Tập trung ở các huyện Tuy Phước, thị xã An Nhơn, thị xã Hoài Nhơn. Trong đó có 8 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp có dự án liên kết sản xuất lúa giống với các doanh nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt, diện tích 982,3 ha. Diện tích này đem lại lợi nhuận cao nhất cho người trồng lúa và HTX nông nghiệp. Năm 2023 dự kiến xây dựng 2 kế hoạch liên kết sản xuất lúa giống ở huyện Tây Sơn (xã Bình Tường 100 ha, xã Tây Phú 150 ha).

+ Lúa chất lượng cao: Diện tích 10.000 ha, tập trung ở các huyện, thị xã: An Nhơn 1.800 ha, Tuy Phước 1.500 ha, Hoài Nhơn 1.500 ha, Tây Sơn 1.160 ha, Hoài Ân 1.000 ha, Phù Mỹ 1.000 ha,…Các giống lúa chính là Đài Thơm 8, Hương Châu 6, Bắc Hương 9. Sản lượng lúa này chủ yếu để sử dụng và một phần được các cơ sở xay xát thu mua để tiêu thụ nội vùng/nội tỉnh (không có thương hiệu, nhãn hiệu gạo, không xây dựng liên kết chuỗi). Giá lúa được mua không cao hơn so với các giống lúa chế biến nên năm 2023 chủ yếu sẽ hỗ trợ phát triển những diện tích sản xuất lúa gạo chất lượng cao hữu cơ và sản phẩm OCOP như: Gạo hữu cơ ở huyện Hoài Ân là 6,75 ha, sản phẩm OCOP “Gạo quê Phước Hưng” ở huyện Tuy Phước.

c) Giải pháp chính

Ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất như: IPM, ICM, canh tác lúa cải tiến (SRI), xây dựng các mô hình sử dụng phân bón tiết kiệm, sản xuất hữu cơ, VietGAP.

d) Hiệu quả đầu tư

- Lúa chế biến: Tổng mức đầu tư bình quân cho 01 ha lúa khoảng 32,4 triệu đồng, trong đó chi phí về giống, vật tư là 21,5 triệu đồng (chiếm 66,3% tổng chi phí); lợi nhuận bình quân 8,8 triệu đồng/ha/vụ. So với các cây trồng khác, lúa cho lợi nhuận thấp, nhưng sản xuất lúa đảm bảo lương thực, phụ phẩm cho chăn nuôi.

- Lúa giống: Liên kết sản xuất lúa giống, các doanh nghiệp thu mua giá cao hơn 25% so với giá lúa thương phẩm tại thời điểm, cùng với năng suất đạt cao, nên lợi nhuận liên kết sản xuất lúa giống là 19,1 triệu đồng/ha, tăng 10,3 triệu đồng/ha so với lúa thương phẩm.

- Lúa chất lượng cao: Giá lúa chất lượng cao không cao hơn so với các giống lúa khác, đối với lúa chất lượng cao được sản xuất đạt tiêu chuẩn hữu cơ giá bán cao hơn 20%.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ