Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2018 tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011-2015” đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu 58/KH-UBND
Ngày ban hành 27/03/2018
Ngày có hiệu lực 27/03/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Nguyễn Long Hải
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 27 tháng 3 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH THIẾU NIÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015" ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Thực hiện Quyết định số 288/QĐ-BTP ngày 21/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015” đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án), UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

1.1. Tiếp tục thực hiện Đề án theo Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ; rà soát, bổ sung, điều chỉnh các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) giai đoạn 2017- 2021 và Quyết định số 288/QĐ-BTP ngày 21/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

1.2. Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL; xây dựng, nhân rộng các mô hình, hình thức PBGDPL hiệu quả cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010 - 2015; nắm bắt, đánh giá đúng nhu cầu và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả PBGDPL cho thanh, thiếu niên gắn với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để hình thành nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện.

1.3. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên; đề cao trách nhiệm tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật của thanh, thiếu niên.

2. Yêu cầu

2.1. Quán triệt đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác thanh, thiếu niên; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Thanh niên và Nghị định số 78/2017/NĐ-CP ngày 03/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên.

2.2. Đề cao trách nhiệm, phát huy vai trò của các ngành, các cấp, nhất là ngành Nội vụ, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong triển khai thực hiện công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên.

2.3. Bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhiệm vụ chính trị của các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh; chú trọng lồng ghép, kết hợp với triển khai các chương trình, đề án, nhiệm vụ khác để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tránh chồng chéo, hình thức, lãng phí.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, phát huy đầy đủ tinh thần tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong thanh, thiếu niên; đưa công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm phát huy đầy đủ vai trò của thanh, thiếu niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phấn đấu 100% thanh niên là công chức, viên chức, người lao động; cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang được tuyên truyền, phổ biến về các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý, về quyền, nghĩa vụ công dân; chính sách, pháp luật về thanh, thiếu niên.

2.2. Đến năm 2020, có từ 60% đến 90% thanh niên, thiếu niên đặc thù (nông thôn, miền núi, khuyết tật, bạo lực gia đình, công nhân…) được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến quyền, nghĩa vụ và đời sống, công việc của từng đối tượng, từng địa bàn.

2.3. Phấn đấu từ 80% trở lên thanh, thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến quyền, nghĩa vụ và đời sống, công việc của từng đối tượng, từng địa bàn; phấn đấu từ 70% trở lên thanh niên lao động ở nước ngoài được thông tin, phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, đời sống, công việc.

2.4. Giảm từ 10 đến 20% số vi phạm pháp luật có liên quan đến thanh, thiếu niên.

2.5. Nâng cao năng lực, bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức pháp luật mới và nghiệp vụ PBGDPL cho người làm công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên, cán bộ Đoàn thực hiện PBGDPL.

III. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ THỰC HIỆN

1. Nội dung

1.1. Điều tra, khảo sát đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, nhu cầu học tập, tìm hiểu pháp luật của từng nhóm đối tượng thanh thiếu niên; đồng thời xác định nội dung pháp luật, hình thức PBGDPL phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thanh thiếu niên.

1.2. Xây dựng nội dung tuyên truyền pháp luật, tập trung vào các lĩnh vực như: hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, lao động, văn hóa, môi trường, xã hội, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội… Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng hình thức, biện pháp phù hợp. Nâng cao tính chủ động của thanh thiếu niên trong học tập, tìm hiểu pháp luật; trách nhiệm của gia đình, cộng đồng đối với việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên.

1.3. Tăng cường tiếp cận pháp luật cho thanh, thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú; thanh niên là công chức, viên chức, người lao động; cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang. Thông tin, phổ biến cho thanh niên đang lao động ở nước ngoài các quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, đời sống, công việc của thanh niên bằng hình thức phù hợp.

1.4. Nâng cao năng lực, kỹ năng PBGDPL, tiếp cận pháp luật cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; cán bộ quản lý, theo dõi công tác PBGDPL; cán bộ đoàn, hội, đội; cán bộ quản lý nhà nước về thanh niên.

1.5. Phối hợp lồng ghép với các chương trình PBGDPL cho các đối tượng khác và chương trình, đề án về công tác thanh thiếu niên.

[...]