Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 5713/KH-UBND năm 2018 thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 5713/KH-UBND
Ngày ban hành 07/09/2018
Ngày có hiệu lực 07/09/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Văn Việt
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5713/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 07 tháng 9 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV); các Nghị định của Chính phủ: số 34/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 15/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ DNNVV; UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Luật Hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung hỗ trợ DNNVV quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV và các văn bản hướng dẫn thi hành; nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV trên địa bàn tỉnh; tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, ổn định để các DNNVV hoạt động và phát triển đóng góp ngày càng cao vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

b) Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, thu hút vốn đầu tư cho phát triển, giải quyết việc làm và đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

2. Yêu cầu:

a) Công tác hỗ trợ DNNVV cần bám sát các nội dung, quy định của Luật Hỗ trợ DNNVV và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, đối tượng, nội dung, trình tự, thủ tục theo quy định.

b) Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; các Hiệp hội doanh nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ DNNVV trong kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị.

c) Cân đối các nguồn lực hỗ trợ cho DNNVV đảm bảo hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực tiềm năng và lợi thế của địa phương. Đồng thời, huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các DNNVV trên địa bàn tỉnh.

d) Phân công cụ thể, rõ ràng, thống nhất thực hiện giữa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị để hoạt động hỗ trợ đúng mục tiêu và đạt hiệu quả thiết thực. Đồng thời, lồng ghép chương trình hỗ trợ DNNVV vào kế hoạch, chương trình công tác của các sở, ban, ngành và địa phương nhằm sử dụng hiệu quả kinh phí, tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính thiết thực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

II. NHIỆM VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ

1. Tuyên truyền phổ biến Luật Hỗ trợ DNNVV và các văn bản pháp luật liên quan

Giao Sở Tư pháp (cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Lâm Đồng) phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Lâm Đồng; các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về Luật Hỗ trợ DNNVV; các Nghị định của Chính phủ: số 34/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018, số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018, số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 15/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan bằng các hình thức phù hợp đảm bảo hiệu quả, thiết thực.

2. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng

a) Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan:

- Nghiên cứu, triển khai các chính sách của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh;

- Căn cứ quy định của ngành, nghiên cứu đề xuất những giải pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay đối với DNNVV dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp; triển khai đồng bộ, hiệu quả các hoạt động hỗ trợ DNNVV tiếp cận tín dụng.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động kết nối với Quỹ phát triển DNNVV thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức triển khai các hoạt động giới thiệu, hướng dẫn tiếp cận chính sách cho vay từ Quỹ đối với các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

c) Sở Tài chính phối hợp với các quỹ tài chính của tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động của các quỹ, nhất là Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh Lâm Đồng.

d) Các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phối hợp Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh Lâm Đồng cập nhật, tuyên truyền, phổ biến các chương trình hỗ trợ tín dụng đến doanh nghiệp hội viên, doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

3. Hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ chế vận hành của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV tỉnh Lâm Đồng theo Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng và các sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ chế vận hành và phương thức hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh Lâm Đồng theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

4. Hỗ trợ thuế, kế toán

a) Cục Thuế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện kịp thời các chính sách pháp luật, thủ tục hành chính về thuế, đặc biệt là chính sách ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với DNNVV, doanh nghiệp siêu nhỏ.

b) Sở Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán đơn giản cho doanh nghiệp siêu nhỏ; việc thực hiện các chính sách phí, lệ phí đối với DNNVV theo quy định.

5. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất

[...]