Kế hoạch 57/KH-UBND về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2018

Số hiệu 57/KH-UBND
Ngày ban hành 29/05/2018
Ngày có hiệu lực 29/05/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHẬN DÂN
TNH NINH BÌNH
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 57/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 29 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC HẬU KIỂM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH NĂM 2018

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Nghị định 15/2018/NĐ-CP);

Thực hiện Kế hoạch số 315/KH-BCĐTƯATTP ngày 16/4/2018 của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP) về triển khai công tác hậu kiểm về ATTP năm 2018;

Để bảo đảm thực hiện tốt công tác ATTP trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về ATTP trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2018 như sau:

A. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện hậu kiểm về ATTP thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP thuộc phạm vi quản lý theo quy định pháp luật.

2. Hoạt động hậu kiểm được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm sau khi cơ sở tiến hành các hoạt động công bố sản phẩm, sản xuất sản phẩm, nhập khẩu sản phẩm, đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường, quảng cáo sản phẩm; kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố và các hoạt động khác có liên quan đến sản xuất, chế biến, kinh doanh, kiểm nghiệm thực phẩm, kiểm tra nhà nước về ATTP nhập khẩu.

3. Bảo đảm nguyên tắc tránh chồng chéo về đối tượng, địa bàn, thời gian và nội dung hậu kiểm. Việc xử lý chồng chéo thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và phân công, phân cấp quản lý nhà nước về ATTP.

B. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích

1. Công tác hậu kiểm nhằm kiểm soát bảo đảm ATTP các khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, chú trọng hậu kiểm đối với các cơ sở có sản phẩm công bố (tự công bố, đăng ký bản công bố sản phẩm), cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh thực phẩm. Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch hậu kiểm đảm bảo mục tiêu 100% sản phẩm sản xuất trên địa bàn tỉnh phải được kiểm tra, giám sát 1 lần/năm về công bố sản phẩm và chỉ tiêu an toàn.

2. Thông qua công tác hậu kiểm tuyên truyền chính sách pháp luật về ATTP, trách nhiệm của cơ sở/người sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong bảo đảm ATTP; phổ biến, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

3. Công tác hậu kiểm phải ngăn chặn được cơ bản tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về ATTP và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

II. Yêu cầu

1. Công tác hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hậu kiểm nhóm sản phẩm/sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra hoặc kiểm tra giảm, sản phẩm sản xuất tại các cơ sở không được cấp một trong các giấy chứng nhận sau: GMP, HACCP, ISO 22000 và kiểm soát ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc diện miễn cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

2. Kết hợp hậu kiểm hồ sơ và lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu ATTP, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ tự công bố sản phẩm, trình tự tự công bố, phiếu kết quả kiểm nghiệm, ghi nhãn, quảng cáo và chỉ tiêu an toàn cơ sở tự công bố/ đăng ký bản công bố (hoặc các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định pháp luật cơ sở công bố áp dụng).

3. Phân công trách nhiệm hậu kiểm và phối hợp giữa Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đúng quy định tại các Điều 36,37,38,39,40,41 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Trong đó:

3.1. Sở Y tế chịu trách nhiệm hậu kiểm và chỉ đạo hậu kiểm đối với các sản phẩm/nhóm sản phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm quy định tại Phụ lục II Nghị định 15/2018/NĐ-CP và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố theo phân cấp quản lý.

3.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hậu kiểm và chỉ đạo hậu kiểm đối với các sản phẩm/nhóm sản phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm quy định tại Phụ lục III Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

3.3. Sở Công thương chịu trách nhiệm hậu kiểm và chỉ đạo hậu kiểm đối với các sản phẩm/nhóm sản phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm quy định tại Phụ lục IV Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

3.4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm phân công, chỉ đạo hậu kiểm về ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố, và các đối tượng theo phân công, phân cấp quản lý.

3.5. Đối với các trường hợp nêu tại các khoản 8;9 và 10 Điều 36, Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì cơ quan có trách nhiệm hậu kiểm là cơ quan quản lý tại các khoản này.

C. TRÁCH NHIỆM VÀ NỘI DUNG HẬU KIỂM

I. Trách nhiệm hậu kiểm

1. Tuyến tỉnh

1.1. Sở Y tế

[...]