Thứ 6, Ngày 15/11/2024

Kế hoạch 56/KH-UBND triển khai Chỉ thị 1408/CT-TTg về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 56/KH-UBND
Ngày ban hành 21/04/2010
Ngày có hiệu lực 21/04/2010
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Đào Văn Bình
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/KH-UBND

Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2010

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC, TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 1408/CT-TTG NGÀY 01/9/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Qua gần 1 năm thực hiện Chỉ thị s06 của UBND Thành phố Hà Nội về tăng cưng chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, cùng với sự quan tâm chăm lo cho trẻ em của mi gia đình, cộng đồng, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn Thành phHà Nội được triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ, đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một squyền của trẻ em chưa thực hiện tốt và một số chỉ tiêu của Chương trình hành động vì trẻ em đến năm 2010 khó có thể đạt được. Đặc biệt tình trạng trẻ em bị xâm phạm tình dục, bị lạm dụng sức lao động, đi lang thang xin ăn, bán vé số, bị lạo lực ngược đãi, bị tai nạn thương tích, bị xúc phạm về nhân phẩm, danh dự, thân thể... còn xảy ra, một strẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chưa được quan tâm đúng mức và chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em chưa ổn định, thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực chuyên môn, đặc biệt ở cấp huyện và xã do biến động về tổ chức bộ máy. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của một scán bộ công chức, viên chức, cha mẹ, người lớn... còn chưa tốt. Hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu về bảo vệ chăm sóc trẻ em chưa đy đủ. Hệ thng cơ sở dịch vụ hỗ trợ trẻ em chưa được xây dựng, chưa can thiệp chưa kịp thời các trường hợp trem bị xâm hại trong trường hợp khẩn cấp; nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động chưa được quan tâm đúng mức, nht là các cp cơ sở.

Thực hiện Chỉ thị 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; nhm tiếp tục đy mạnh thực hiện các mục tiêu vì trẻ em năm 2010, tạo cơ sở để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em trong những năm tiếp theo, UBND Thành phHà Nội xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và hành động của cán bộ, đảng viên tất cả các cấp, các ngành, ở cộng đồng và gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

b) Đảm bảo cho mọi trẻ em trên địa bàn Thành phố Hà Nội có được một tương lai tươi sáng, trong đó tất cả trem đều được yêu thương, chăm sóc nuôi dưỡng, có bước khởi đầu tốt đẹp, được tiếp cận với nền giáo dục cơ bản có chất lượng, có cuộc sống tinh thần, tình cảm, tâm lý, nhận thức xã hội lành mạnh, tuổi vị thành niên được phát triển các năng lực cá nhân, quyền cơ bản của trẻ em được bảo vệ và đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực tương lai cho nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.

2. Yêu cầu

a) Cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên phạm vi toàn Thành phố trên tinh thần Chỉ thị số 1408/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

b) UBND các quận, huyện, thị xã và các xã phường, thị trấn tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch cụ thể, chọn mục tiêu ưu tiên vbảo vệ, chăm sóc trẻ em phù hợp với từng giai đoạn và đặc thù của từng địa phương, nhm tchức, thực hiện hiệu quả Chỉ thị trên của Thủ tướng Chính phủ.

II. CÁC GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Cần tập trung vào những vấn đề sau đây:

- Lãnh đạo xây dựng và thực hiện Chương trình, kế hoạch hành động vì trem ở các cấp, đặc biệt ở cấp xã. Đề ra những biện pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu quan trọng như: Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; phòng ngừa và giải quyết tình trạng trem rơi vào hoàn cảnh khó khăn; chăm sóc trẻ em khuyết tật tạo cơ hội và khuyến khích sự tham gia của trẻ em vị thành niên vào các hoạt động của cộng đồng; phát triển điểm sinh hoạt văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí cho trẻ em...

- Lãnh đạo, chđạo việc lồng ghép, ưu tiên giải quyết các mục tiêu vì trẻ em trong các chương trình, kế hoạch, dự án phát trin kinh tế, văn hoá xã hội phục vụ nhân dân ở địa phương.

- Tăng cường sự phối hợp của các ban, ngành, các thành viên Mặt trận Tổ quốc các tchức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, đơn vị kinh tế ở đa phương trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tr em.

2. Tăng đầu tư các nguồn lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngân sách của Nhà nước giữ vai trò chủ yếu, tuỳ từng công việc cụ thể để huy động các nguồn lực phù hợp, với nhiều hình thức như: Vận động các tổ chức quốc tế, các tổ chức kinh tế xã hội, các nhà hảo tâm, từ thiện...

3. Kiện toàn củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, hình thành mạng lưới bảo vệ chăm sóc trẻ em tại cộng đồng. Trong những năm tới mỗi xã, phường, thị trấn có một cán bộ phụ trách công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đối với những thôn, xóm, khu dân cư... có đội ngũ cộng tác viên xã hội chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

4. Đổi mới nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như: Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động toàn xã hội cùng tham gia bảo vệ, chăm sóc trẻ em; xây dựng cơ chế cho việc kết hợp, lồng ghép các nguồn lực xã hội với công tác trẻ em; giáo dục, trang bị kỹ năng sống cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ em phát huy vị trí, vai trò của mình, được nói lên suy nghĩ của mình...

5. Thực hiện bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em dựa vào gia đình và cộng đồng: Tuyên truyền để nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình đối với việc bảo vệ chăm sóc giáo dục con trẻ; tạo cơ chế để các gia đình có điều kiện phát huy những tiềm năng sẵn có trong phát triển kinh tế, tăng thu nhập; có những chính sách hỗ trợ các gia đình khó khăn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

a) Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, Quyết định 19 của Thủ tướng Chính phủ về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trem bị xâm phạm tình dục và trem phải lao động nặng nhọc, trong điu kiện độc hại nguy hiểm giai đoạn 2004 - 2010; Xây dựng bộ chỉ tiêu quản lý sliệu trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng.

b) Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phòng ngừa, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; tập trung chỉ đạo giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm phạm tình dục bị lạm dụng sức lao động, bị mua bán, bị bạo lực; tăng cường phối hợp thực hiện triển khai có hiệu quả chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em đặc biệt là phòng, chống đuối nước cho trẻ em, thông qua việc tăng cường hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các quy đnh v phòng, chng tai nạn, thương tích cho trẻ em.

c) Xây dựng các chương trình, đề án: Chương trình hành động vì trẻ em của Thành phố giai đoạn 2011 - 2020, Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 Chương trình hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 của Thành phố (theo Quyết định s84/2009/QĐ-TTg ngày 04/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ), Đề án hỗ trợ trẻ em vùng dân tộc, vùng khó khăn, trình UBND Thành phố trong quý III năm 2010.

[...]