ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5543/KH-UBND
|
Lâm
Đồng, ngày 23 tháng 08
năm 2017
|
KẾ HOẠCH
NHÂN RỘNG MÔ HÌNH TRUNG TÂM SAU THU HOẠCH “BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN RAU, CỦ,
QUẢ” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá
nhân nghiên cứu, tìm hiểu mô hình Trung tâm sau thu hoạch
“bảo quản và chế biến rau, củ, quả” (viết tắt là TTSTH) đã được xây dựng tại
Công ty TNHH sản xuất thương mại nông sản Phong Thủy, huyện
Đức Trọng để đầu tư nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
Các mô hình TTSTH được hỗ trợ đầu tư,
xây dựng phải đảm bảo ứng dụng các quy trình công nghệ có tính mới, hiện đại,
không gây ô nhiễm môi trường, xử lý sản phẩm sau thu hoạch đảm bảo chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm, có công suất lớn; phù hợp với quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp chế biến của tỉnh, quy hoạch sử dụng đất của các địa phương.
II. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
Tăng khối lượng sản phẩm rau, củ, quả
được sơ chế, chế biến, bảo quản, phân loại đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm; góp phần giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch, giảm tỷ lệ
sản phẩm nông sản xuất bán thô, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh, mở rộng thị
trường tiêu thụ, phát triển và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Đến năm 2020, tăng tỷ lệ sản phẩm
rau, củ, quả qua sơ chế, chế biến, bảo quản, phân loại đúng quy trình kỹ thuật
đạt 25-30% sản lượng rau, củ, quả sản xuất trên địa bàn tỉnh hàng năm; giảm tổn
thất sau thu hoạch sản phẩm rau, củ, quả xuống dưới 10%.
b) Đến năm 2020, hỗ trợ hình thành từ
04 đến 06 TTSTH có công suất chế biến từ 50.000 đến 120.000 tấn sản phẩm/năm/trung
tâm.
III. ĐỐI TƯỢNG,
TIÊU CHUẨN VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:
1. Đối tượng khuyến khích đầu tư xây
dựng mô hình Trung tâm sau thu hoạch:
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ
hợp tác, hộ sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản của tỉnh, thực
hiện đầu tư xây dựng các TTSTH (đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu) để
sơ chế, chế biến rau, củ, quả được sản xuất trên địa bàn tỉnh.
2. Phạm vi và địa điểm thực hiện:
a) Phạm vi: Trên địa bàn thành phố Đà
Lạt và các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà.
b) Địa điểm xây dựng: Phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất của các địa phương; ưu tiên đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp
khi có dự án TTSTH đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu (kể cả dự án kết hợp với di chuyển địa điểm sản xuất)
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tiêu chuẩn sản phẩm được sơ chế,
chế biến, bảo quản, phân loại tại Trung tâm sau thu hoạch:
a) Sản phẩm (rau, củ, quả) đưa vào sơ
chế, chế biến, bảo quản tại các TTSTH phải đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh
thực phẩm; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu và các chỉ tiêu khác nằm
trong giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật.
b) Sản phẩm giữ được hình dạng tự
nhiên, trạng thái bên ngoài tươi tốt, có độ chín thích hợp, tỷ lệ hư, dập không
quá 20%.
c) Ưu tiên sản phẩm được sản xuất
theo tiêu chuẩn VietGap, các tiêu chuẩn quốc tế theo thị trường tiêu thụ
(EuroGap, GlobalGap,...) và sản phẩm được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu “Đà
Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
4. Tiêu chuẩn công nghệ và máy móc,
thiết bị được hỗ trợ đầu tư:
a) Công nghệ và máy móc, thiết bị
theo mô hình mẫu Trung tâm sau thu hoạch “bảo quản và chế biến rau, củ, quả” đã
được đầu tư tại Công ty TNHH sản xuất thương mại nông sản Phong Thúy, huyện Đức
Trọng.
b) Các công nghệ và máy móc, thiết bị
tiên tiến, hiện đại khác phục vụ bảo quản và chế biến rau,
củ, quả theo công nghệ Nhật Bản, các nước tiên tiến trên thế giới và của Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm.
IV. NỘI DUNG THỰC
HIỆN:
1. Hỗ trợ đầu tư
chuyển giao công nghệ và máy móc, thiết bị nhân rộng các
Trung tâm sau thu hoạch:
a) Hỗ trợ dự án đầu tư nhà xưởng, máy
móc, thiết bị công nghệ tiên tiến để xây dựng các TTSTH; mức hỗ trợ và kinh phí
thực hiện lồng ghép từ nguồn vốn Chương trình khuyến công tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2013-2020 (theo Quyết định số 2476/QĐ-UBND ngày 03/12/2013 của UBND tỉnh) và Kế
hoạch hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực và có lợi thế cạnh
tranh của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 (theo Quyết định số 1120/QĐ-UBND ngày
11/6/2013 của UBND tỉnh).
b) Hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ,
thiết bị sơ chế, chế biến, phân loại, đóng gói, bảo quản và chế biến tinh các sản
phẩm rau, củ, quả; áp dụng đa dạng hóa các công nghệ sau thu hoạch tiên tiến, đảm
bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản; mức hỗ trợ và kinh phí thực
hiện lồng ghép từ nguồn vốn Chương trình hỗ trợ về khoa học công nghệ cho doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số
2323/QĐ-UBND ngày 26/10/2016 của UBND tỉnh).
c) Hỗ trợ lãi suất vốn vay để thực hiện
việc đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến vào sản xuất; mức hỗ trợ, đối tượng
hỗ trợ được thực hiện theo Khoản 2, Điều 12 Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011
của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước từ nguồn kinh phí Quỹ đầu tư phát triển Lâm Đồng.
2. Hỗ trợ xây dựng, áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng tiên tiến:
Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp
xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến như ISO 9001, ISO 22000, ISO
14001, HACCP, OHSAS 18001, FSSC 22000, ISO 50001,... quản lý chất lượng toàn diện,
quản lý tinh gọn, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; mức
hỗ trợ và kinh phí thực hiện lồng ghép từ nguồn vốn Dự án nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 255/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh).
3. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, phát
triển thị trường:
Hỗ trợ một phần chi phí thực hiện cho
các công việc quảng bá thương hiệu cho sản phẩm rau, củ, quả xuất khẩu của tỉnh,
hỗ trợ chi phí thuê gian hàng để trưng bày tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước; khảo sát tìm kiếm thị trường xuất khẩu trong và ngoài nước để đảm bảo thị trường đầu ra, phát triển sản xuất và dịch vụ, ứng dụng
phát triển thương mại điện tử; mức hỗ trợ và kinh phí thực hiện lồng ghép từ
nguồn vốn Kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020 (theo
Quyết định số 2330/QĐ-UBND ngày 27/10/2016 của UBND tỉnh).
4. Nâng cao chất lượng sản phẩm nông
nghiệp:
a) Lồng ghép, các chương trình, dự án
đang triển khai thực hiện liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp để hỗ trợ các tổ
chức, cá nhân, hộ nông dân nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
ngay từ khâu sản xuất ngoài đồng ruộng; đảm bảo chất lượng sản phẩm trong chuỗi
giá trị sản phẩm nông sản từ khâu sản xuất đến khi đưa vào sơ chế, phân loại, bảo
quản sau thu hoạch tại các TTSTH; tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các tổ chức,
cá nhân sản xuất, kinh doanh nông sản về các quy trình sản xuất tiên tiến, đảm
bảo an toàn thực phẩm, phát triển ổn định, bền vững.
b) Hỗ trợ, tập huấn cho các doanh
nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở, đầu mối thu mua nông sản nâng cao năng lực
và các yêu cầu cần thiết phục vụ sản xuất để chuẩn hóa sản
phẩm đạt tiêu chuẩn, đủ điều kiện để được tham gia phân loại, sơ chế, bảo quản,
phân loại tại Trung tâm sau thu hoạch.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN:
Tổng kinh phí thực hiện: 305.850 triệu
đồng (Ba trăm lẻ năm tỷ, tám trăm năm mươi triệu đồng), trong đó:
1. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước:
12.700 triệu đồng (chiếm 4,15%; chủ yếu lồng ghép nguồn vốn từ các chương
trình, kế hoạch, dự án), gồm:
ĐVT:
Triệu đồng
STT
|
Nguồn
vốn
|
Năm
2017
|
Năm
2018
|
Năm
2019
|
Năm
2020
|
Tổng
|
1
|
Chương trình khuyến công giai đoạn
2013-2020.
|
200
|
1.300
|
1.500
|
1.500
|
4.500
|
2
|
Kế hoạch hỗ trợ phát triển các sản
phẩm công nghiệp chủ lực và có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Lâm Đồng đến năm
2020.
|
450
|
1.500
|
1.750
|
1.800
|
5.500
|
3
|
Dự án nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2016-2020
|
200
|
300
|
300
|
300
|
1.100
|
4
|
Kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh
Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020
|
200
|
600
|
200
|
600
|
1.600
|
|
Tổng
|
1.050
|
3.700
|
3.750
|
4.200
|
12.700
|
2. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân tham gia: 293.150 triệu đồng (chiếm 95,85%), gồm: vốn tự có của
các tổ chức, cá nhân; vốn vay tín dụng ưu đãi về phát triển nông nghiệp công
nghệ cao và vay từ quỹ đầu tư phát triển Lâm Đồng,...
(Chi
tiết theo Phụ lục đính kèm)
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Sở Công Thương:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; UBND thành phố Đà Lạt và các huyện: Lạc
Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà tuyên truyền, phổ biến kế hoạch đến các tổ
chức, cá nhân trên địa bàn biết, tham gia thực hiện; kiểm tra, theo dõi và định
kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình và kết quả thực hiện.
b) Hàng năm phối hợp với các Sở,
ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu
đầu tư xây dựng Trung tâm sau thu hoạch, thẩm định lựa chọn công nghệ, máy móc,
thiết bị đáp ứng yêu cầu để xem xét hỗ trợ; tổng hợp, lập dự toán kinh phí hỗ
trợ trình thẩm định và phê duyệt để triển khai thực hiện.
c) Chủ trì phối hợp với các Sở,
ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; UBND thành phố Đà Lạt và các huyện: Lạc
Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về hồ sơ, thủ
tục để được hỗ trợ đầu tư xây dựng Trung tâm sau thu hoạch
“bảo quản và chế biến rau, củ, quả”.
2. Sở Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư hàng năm bố trí nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, đề án để
tham mưu, đề xuất UBND tỉnh; thẩm định dự toán, trình phê duyệt để
các sở ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện Kế hoạch
b) Hướng dẫn sử dụng, quản lý và
thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
a) Chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo
đúng quy hoạch, kế hoạch đã phê duyệt; tăng cường công tác kiểm soát chất lượng
nông sản trong quá trình sản xuất.
b) Hướng dẫn, khuyến cáo các tổ chức,
cá nhân, hộ nông dân sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp
ứng yêu cầu, tiêu chuẩn sản phẩm trước khi đưa vào sơ chế, chế biến tại các
TTSTH.
4. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Thực hiện các chính sách hỗ trợ
thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ để hỗ trợ các TTSTH theo các
quy định hiện hành.
b) Ưu tiên, bố trí vốn khoa học công
nghệ của tỉnh cho các chương trình, đề tài, dự án liên quan đến phát triển,
nhân rộng mô hình các TTSTH.
c) Cung cấp thông tin về các hệ thống
quản lý chất lượng hiện đại và tham gia thẩm định, lựa chọn danh mục máy móc,
thiết bị hỗ trợ hàng năm.
5. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh Lâm Đồng:
Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trên
địa bàn tỉnh hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu
cầu vay vốn đầu tư TTSTH tiếp cận và vay được nguồn vốn ưu đãi.
6. Quỹ đầu tư phát triển:
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu
cầu vay vốn đầu tư xây dựng TTSTH về hồ sơ thủ tục và giải quyết cho vay vốn
theo khả năng cân đối của Quỹ.
7. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, thương
mại và du lịch:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành,
địa phương, các TTSTH thực hiện công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm,
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các TTSTH.
8. UBND thành phố Đà Lạt và các huyện:
Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà:
a) Chỉ đạo các phòng, ban chức năng,
UBND các xã, phường, thị trấn thông báo, phổ biến để các tổ chức, cá nhân trên
địa bàn biết, đăng ký tham gia thực hiện kế hoạch này tại địa phương.
b) Phối hợp Sở Công Thương lựa chọn,
đề xuất và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có khả năng, nhu cầu đầu tư xây dựng các TTSTH trên địa bàn lập thủ tục để được hỗ trợ theo quy định./.
Nơi nhận:
- TTTU, TTHĐND
tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Công Thương, Tài chính; Nông nghiệp và PTNT, Khoa học và Công nghệ;
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng;
- Kho bạc Nhà nước tỉnh;
- Quỹ đầu tư phát triển;
- Trung tâm XTĐT, TM và du lịch;
- Tổ chức JICA;
- LĐVP;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Cổng Thông tin Điện tử tỉnh;
- Website VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN, KH, TC.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm S
|