Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2021 thực hiện phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 54/KH-UBND
Ngày ban hành 18/03/2021
Ngày có hiệu lực 18/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Nguyễn Thanh Nhàn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 18 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG.

Thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang xây dựng Kế hoạch thực hiện phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Trung ương về phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển bền vững gắn với bảo tồn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của làng nghề, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

- Phát triển ngành nghề nông thôn với quy mô, trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến; chú trọng phát triển làng nghề với các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh, có giá trị kinh tế cao, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống của tỉnh từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

- Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển làng nghề, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề. Khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể sản xuất tại các làng nghề tích cực tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP).

2. Yêu cầu

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về các chính sách bảo tồn, phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh bng nhiu hình thức đa dạng, nội dung phong phú nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về tầm quan trọng của phát triển làng nghề đối với kinh tế nông thôn.

- Phát triển làng nghề giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống hiện có; đồng thời, tập trung phát triển sản phẩm đặc thù riêng của từng địa phương; quản lý các làng nghề, nghề truyền thống được công nhận đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường; hình thành các sản phẩm tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch trong đó gắn với bảo vệ môi trường.

- Phát triển mạnh các làng nghề sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, thị trường rộng; khuyến khích sự lan tỏa, truyền nghề và đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản phẩm mới; hỗ trợ phát triển làng nghề có điều kiện gắn với phát triển du lịch.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách liên quan đến công tác phát triển ngành nghề nông thôn đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các làng nghề trên địa bàn tỉnh phát triển, từng bước nâng cao thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2021- 2025 giá trị khu vực ngành nghề nông thôn chiếm 20% trong giá trị công nghiệp chung. Giải quyết việc làm cho trên 30 ngàn lao động. Tỷ lệ giá trị sản xuất chiếm 30 - 40% tổng giá trị sản xuất ở nông thôn. Thu hút khoảng 20- 30% lao động nông thôn vào lĩnh vực ngành nghề nông thôn. Thu nhập bình quân lao động nông thôn đạt 5 - 7,5 triệu đồng/tháng. Tỷ lệ lao động ngành nghề nông thôn qua đào tạo trên 70%.

- Phát triển một số mô hình du lịch trong làng nghề như: nghề sản xuất rượu sim, nước mắm Phú Quốc; nghề làm vỏ ốc sò mỹ nghệ, trang sức tại thành phố Phú Quốc, Hà Tiên và huyện Kiên Lương.

- Phát triển và bảo tồn 10 làng nghề, nghề truyền thống gồm: nghề đan lục bình (huyện Gò Quao); đan lưới ghẹ (huyện Kiên Lương); đan đệm bàng (huyện Giang Thành); nghề dệt chiếu, đan đát (huyện Châu Thành) và công nhận ít nhất 20 nghề truyền thống.

- Hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường tại các ngành nghề như: chế biến thủy sản (đông lạnh, khô), sản xuất vật liệu xây dựng (nung vôi, khai thác đá, chẻ đá) có chiều hướng gia tăng và có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe và sản xuất, sinh hoạt người dân trong vùng.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Xây dựng cơ chế và thực hiện chính sách

- Ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn (đào tạo nghề, truyền nghề, tập huấn; xây dựng cơ sở hạ tng và mặt bằng sản xuất,...) thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh được quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ.

- Xây dựng các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn.

2. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

[...]