Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 5330/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 5330/KH-UBND
Ngày ban hành 24/06/2016
Ngày có hiệu lực 24/06/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Hòa Hiệp
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5330/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 24 tháng 06 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020”;

Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Cơ sở pháp lý

a) Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020”;

b) Kế hoạch số 967/KH-BYT ngày 10/12/2013 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020” và Hướng dẫn số 999/HD-BYT ngày 18/12/2013 của Bộ y tế hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, giai đoạn 2013 - 2020” tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kế hoạch số 1090/KH-UBND ngày 05/02/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

2. Tình hình huy động và sử dụng kinh phí trong thời gian qua

a) Tình hình huy động kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS

Giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh đã huy động được 36,754 tỷ đồng (chưa tính ngân sách sự nghiệp chi thường xuyên cho Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS), bao gm:

- Ngân sách nhà nước do Trung ương cấp thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) Phòng, chống HIV/AIDS là 10,048 tỷ đồng, chiếm 27% tng kinh phí, được sử dụng chủ yếu cho chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi, giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá chương trình, các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đng.

- Ngân sách nhà nước do địa phương cấp để thực hiện CTMTQG phòng, chống HIV/AIDS là 8,525 tỷ đồng, chi hỗ trợ cho hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát HIV/AIDS, dự phòng lây truyn HIV từ mẹ sang con và tập huấn cho đội ngũ cán bộ phòng, chống HIV/AIDS các tuyến. Mặc dù kinh phí địa phương cấp cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đã tăng dần theo từng năm, nhưng chỉ chiếm 23% tổng kinh phí huy động được.

- Nguồn viện trợ quốc tế thông qua các dự án là 18,251 tỷ đồng (chiếm 50% tổng kinh phí), chủ yếu chi cho các hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhim HIV.

- Trong giai đoạn 2011 - 2015, nguồn bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả còn rất hạn chế và thiếu số liệu báo cáo.

Ngoài kinh phí được cấp bằng tiền, các dự án quốc tế và Chương trình mục tiêu quốc gia còn htrợ cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh thông qua việc cấp thuốc điều trị ARV, với tổng kinh phí trong giai đoạn 2011 - 2015 là 12,072 tỷ đồng.

b) Kết quả sử dụng kinh phí

- Trong những năm qua, do dịch tập trung các đối tượng có hành vi nguy cơ cao như: nghiện chích ma túy (NCMT), phụ nữ bán dâm (PNBD), quan hệ đồng tính (MSM) và sngười được phát hiện nhiễm HIV chưa nhiều, nên đu tư chủ yếu cho công tác dự phòng, trong đó tập trung cho lĩnh vực can thiệp giảm tác hại. Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS đã sử dụng kinh phí hợp lý, hiệu quả, phân chia theo 4 dự án như sau: 50% dành cho dự phòng lây nhiễm HIV; 30% dành cho hoạt động chăm sóc, điều trị; 15% dành cho giám sát dịch, theo dõi, đánh giá chương trình và 5% dành cho tăng cường năng lực quản lý Chương trình.

- Việc sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đã đạt được các mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh. Mặc dù strường hợp nhiễm HIV phát hiện mới hàng năm không thay đi do tăng cường công tác tầm soát dịch bệnh, nhưng các chỉ skhác của dịch bệnh đã chuyn sang chiều hướng tích cực hơn:

+ Nhờ làm tốt công tác tư vấn và điều trị ARV, số người nhiễm HIV chuyển sang AIDS đã giảm hàng năm.

+ Công tác phòng, chống lây truyền HIV từ mẹ sang con đã được thực hiện thường xuyên; phụ nữ mang thai được tư vn xét nghiệm tự nguyện HIV chiếm trên 80% và 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được tiếp cận điều trị dự phòng mẹ con.

+ Đa s đi tượng tiêm chích ma túy và mại dâm đã có ý thức và thay đổi hành vi đphòng, chống lây nhiễm HIV, số lượng bơm kim tiêm (BKT) và bao cao su (BCS) được phát min phí ngày một tăng.

- Nhìn chung, dịch HIV/AIDS tại Đồng Nai vẫn ở giai đoạn tập trung (trên 5% ở các nhóm nguy cơ cao và dưới 1% nhóm phụ nữ mang thai); số người nhim mới HIV đã được kiểm soát từ năm 2006 đến nay, nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát mới nếu không tiếp tục duy trì các can thiệp dự phòng hiệu quả nht là trong nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ mại dâm, đặc biệt là nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam.

c) Những khó khăn trong huy động, quản lý, sdụng kinh phí

- Hiện nay, kinh phí do Trung ương phân bổ và kinh phí do các nguồn viện trợ chiếm trên 75% tng kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí này có xu hướng giảm nhanh sau năm 2013 (kinh phí cấp năm 2014 giảm 75% so với năm 2012); các nguồn tài trợ từ các dự án quốc tế đã bị cắt giảm sau năm 2015.

- Trong giai đoạn 2011 - 2015, nguồn bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả còn rất hạn chế và thiếu số liệu báo cáo do hầu hết các dịch vụ chăm sóc, điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV đều được các dự án viện trợ chi trả; nhiều người nhiễm HIV không đến các cơ sở y tế đã đăng ký khám BHYT.

- Mặc dù thực hiện việc quản lý và điều phối kinh phí phòng, chống HIV/AIDS một đầu mối là SY tế (Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS làm thường trực), nhưng các nguồn kinh phí trực tiếp do các sở, ban, ngành, cơ quan, địa phương đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS đã không được báo cáo về Sở Y tế.

[...]