Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 thành phố Hải Phòng

Số hiệu 53/KH-UBND
Ngày ban hành 08/03/2021
Ngày có hiệu lực 08/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Lê Khắc Nam
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 53/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 08 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2030 THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

I. SỰ CẦN THIẾT

Kế hoạch hóa gia đình là nỗ lực của nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình. Như vậy kế hoạch hóa gia đình không chỉ giúp người dân chủ động sinh con, tránh có thai ngoài ý muốn mà có mà còn giúp giảm phá thai, giảm vô sinh, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em có liên quan đến thai sản, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Trong những năm qua chương trình kế hoạch hóa gia đình của thành phố đã đạt được những kết quả nhất định; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên trong những năm qua ổn định ở mức dưới 1%; nhận thức và hành động của đa số người dân về kế hoạch hóa gia đình đã có những chuyn biến tích cực; mức sinh thay thế được tiếp tục duy trì hơn một thập kỷ qua (năm 2009: 2,16 con/phụ nữ, năm 2019: 2,20 con/phụ nữ); quy mô gia đình có 2 con được chấp nhận ngày càng rộng rãi, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội; tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố từng bước được khống chế; chất lượng đáp ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ngày càng được nâng cao và được triển khai sâu rộng trên toàn thành phố.

Tuy nhiên chương trình kế hoạch hóa gia đình của thành phố vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức; nhu cầu phương tiện tránh thai vẫn tiếp tục tăng do số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ ngày càng tăng; tình trạng phá thai, vô sinh và nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng kịp thời, đặc biệt là nhóm vị thành niên, thanh niên đã ảnh hưởng đến việc cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em và hạnh phúc của các gia đình.

Bên cạnh đó, thị trường phương tiện tránh thai chậm phát triển, chủ yếu là cung cấp viên uống tránh thai và bao cao su. Mặc dù nhà nước đã ban hành các chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, nhưng mức độ phát triển còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu theo phân đoạn thị trường ngày càng đa dạng của từng nhóm đối tượng.

Việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 thành phố Hải Phòng nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phương tiện và dịch vụ tránh thai có chất lượng, duy trì lợi ích xã hội, sức khỏe của người dân trong toàn thành phố, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 thành phố Hải Phòng.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

2. Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

3. Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;

4. Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030;

5. Chương trình hành động số 51-CTr/TU ngày 10/01/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017; Quyết định số 617/QĐ-UBND ngày 26/3/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ; Kế hoạch số 173/KH-UBND ngày 01/7/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 thành phố Hải Phòng.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

2. Đối tượng

- Đối tượng thụ hưởng: nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chú trọng vị thành niên, thanh niên, người lao động tại khu công nghiệp, khu kinh tế, khu vực biển, đảo và ven bin.

- Đối tượng tác động: người dân trong toàn xã hội; ban ngành đoàn thể; cán bộ y tế, dân số; tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.

- Cán bộ cung cấp dịch vụ (sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình).

IV. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

1. Kết quả đạt được

Thành phố Hải Phòng là một trong 9 tỉnh, thành phố trên cả nước đã đạt và duy trì mức sinh thay thế, số con bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được duy trì từ năm 2009 là 2,16 con/phụ nữ và năm 2019 là 2,20 con/phụ nữ. Tỷ suất sinh thô giảm từ 18,1‰ năm 2009 xuống còn 15,9‰ năm 2019. Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại hàng năm đạt ở mức từ 65-70% (năm 2020: 70,32%). Các chỉ tiêu về số người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch do Trung ương, thành phố giao. Với kết quả giảm sinh và duy trì mức sinh thay thế của thành phố trong thời gian qua đã góp phần vào sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, cải thiện sức khỏe của phụ nữ và trẻ em, ngăn ngừa tử vong có liên quan đến thai sản của bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ được củng cố và phát triển, phương thức cung cấp dịch vụ KHHGĐ cũng được đổi mới, thực hiện đa dạng hóa các biện pháp tránh thai và việc cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ, tạo cơ hội thuận tiện cho người sử dụng lựa chọn phù hợp. Tiếp thị xã hội, xã hội hóa các phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản được đẩy mạnh thông qua đội ngũ cán bộ dân số xã, phường, thị trấn và trên 2.000 cộng tác viên dân số ở cơ sở đã góp phần chuyển đổi hành vi của người dân từ nhận miễn phí chuyển sang tự chi trả chi phí phương tiện tránh thai.

Mạng lưới y tế công lập tại Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa quận, huyện và 100% trạm y tế xã đã có thể đáp ứng đầy đủ về cung cấp dịch vụ KHHGĐ, hệ thống y tế ngoài công lập tham gia cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình giúp người dân thuận tiện trong việc lựa chọn các phương tiện tránh thai phù hợp.

Với chính sách khuyến khích xã hội hóa y tế/dân số, mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ có nhiều thay đi. Mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ của cơ sở y tế công lập (Khoa sản của bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; Trung tâm chăm sóc SKSS; Trung tâm DS-KHHGĐ; Trạm y tế xã, phường, thị trấn), y tế tư (bệnh viện phụ sản, đa khoa tư nhân, phòng khám chuyên khoa...) và các tổ chức xã hội (Hội KHHGĐ, 14 chi hội Hội KHHGĐ quận, huyện đang được khai thác, phát huy có hiệu quả góp phần đóng góp tích cực vào sự nghiệp DS-KHHGĐ của thành phố.

2. Tồn tại, hạn chế

- Nhu cầu đáp ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người dân vẫn cao trong khi chất lượng dịch vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình chưa phát triển, đặc biệt chưa đáp ứng được nhu cầu của nhóm đối tượng vị thành niên, thanh niên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ y tế sử dụng để cung cấp phương tiện và dịch vụ tránh thai còn hạn chế đặc biệt ở tuyến xã. Các cán bộ y tế tuyến xã, phường còn thiếu chứng chỉ để đáp ứng dịch vụ KHHGĐ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại Trạm Y tế chưa thường xuyên, kịp thời.

[...]