Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2021 thực hiện chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 175/KH-UBND
Ngày ban hành 03/02/2021
Ngày có hiệu lực 03/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Hồ An Phong
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 175/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 03 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2030

I. SỰ CẦN THIẾT

Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là nỗ lực của nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình. Như vậy, KHHGĐ không chỉ giúp người dân chủ động sinh con, tránh có thai ngoài ý muốn mà còn giúp giảm phá thai, giảm vô sinh, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em có liên quan đến thai sản, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để đẩy mạnh công tác y tế, dân số, trong đó có cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS). Đối với tỉnh Quảng Bình, trong bối cảnh tình hình đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị và xã hội, một mặt tập trung mọi nỗ lực để phát triển kinh tế, đồng thời quan tâm đẩy mạnh công tác Dân s-Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) góp phần làm giảm tốc độ tăng dân số, hướng đến ổn định quy mô dân số mức hp lý.

Tuy nhiên, đến nay công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: mức sinh vẫn còn cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tuy có giảm nhưng chưa thật sự vững chắc, không đồng đều giữa các vùng, địa phương. Dịch vụ KHHGĐ/SKSS ở một số nơi, nhất là miền núi, chưa được đập ứng thường xuyên; các biện pháp tránh thai (BPTT) chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người dân theo hướng đa dạng, thuận tiện. PTTT miễn phí ngày càng giảm trong khi người dân chưa tự nguyện hưng ứng và tham gia xã hội hóa phương tiện tránh thai.

Vì vậy, trong thời gian tới, vấn đề kế hoạch hóa gia đình phải xác định là nhiệm vụ quan trọng để đưa mức sinh tim cận mức sinh thay thế, tiếp cận thuận tiện với các BPTT hiện đại, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng; giảm mang thai ngoài ý muốn, nhất là đối với vị thành niên, thanh niên phải được quan tâm, chú trọng. Để giải quyết các vấn đề trên, y ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) nhằm mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

- Nghị quyết số 137-NQ/CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

- Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số đến năm 2030;

- Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030;

- Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phphê duyệt Chương trình Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030;

- Kế hoạch số 451/KH-UBND ngày 25/3/2020 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025 của tnh Quảng Bình thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030.

- Kế hoạch s1484/KH-UBND ngày 24/8/2020 của UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình điều chỉnh mức sinh đến năm 2030 tỉnh Quảng Bình.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi: Kế hoạch triển khai trên địa bàn toàn tnh.

2. Đối tượng

- Đối tượng thụ hưởng: nam, nữ trong độ tuổi sinh đ, chú trọng vị thành niên, thanh niên, người lao động tại khu công nghiệp, khu kinh tế.

- Đối tượng tác động: người dân trọng toàn xã hội; ban ngành đoàn thể; cán bộ y tế, dân số; tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Kế hoạch.

IV. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Bảo đảm đầy đủ, đa dạng, kịp thi, an toàn, thuận tiện có chất lượng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

a) 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đưc tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại; hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng; tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 50% năm 2025, đạt 52% năm 2030 và giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn.

b) 60% cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, bao gồm cả khu vực ngoài công lập vào năm 2025, đạt 80% năm 2030.

c) Trên 95% cấp xã tiếp tục triển khai cung ứng các biện pháp tránh thai phi lâm sàng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn, bản, tổ dân phố vào năm 2025 và duy trì năm 2030.

d) Trên 95% cấp huyện cơ sở y tế cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng; hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới vào năm 2025 và duy trì năm 2030.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ