Kế hoạch 5272/KH-UBND năm 2016 về Phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 5272/KH-UBND
Ngày ban hành 28/12/2016
Ngày có hiệu lực 28/12/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Phạm Văn Hậu
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5272/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 28 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Thực hiện Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng và phê duyệt Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 - 2015 (Quyết định số 2608/QD-UBND ngay 28/11/2011 của UBND tỉnh).

Sau 5 năm triển khai thực hiện, thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã và đang từng bước đi vào cuộc sống, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, cụ thể:

- 70% cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp biết đến lợi ích của TMĐT;

- Có 25 đơn vị có Trang thông tin điện tử (18 các Sở, ban, ngành và 7 UBND các huyện, thành phố) và đã liên kết vào Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Thông qua Trang thông tin điện tử một số Sở, ngành, địa phương đã cung cấp 52 dịch vụ công mức độ 3; các thủ tục hành chính liên quan đến việc nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đã được nâng cấp lên mức độ 4. Đặc biệt, năm 2013, Tỉnh đã đưa vào khai thác và sử dụng phần mềm một cửa điện tử liên thông tại Văn phòng Phát triển kinh tế (EDO) bao gồm 19 thủ tục một cửa liên thông theo Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 của UBND tỉnh; năm 2014 triển khai đề án “Xây dựng hệ thống một cửa hiện đại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm” và mở rộng phần mềm một cửa tại EDO thành một cửa điện tử đến các Sở, ban ngành liên quan;

- 100% doanh nghiệp và hợp tác xã sử dụng thư điện tử trong hoạt động kinh doanh;

- 15% doanh nghiệp có Trang thông tin điện tử, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp;

- Hơn 10% người tiêu dùng trong tỉnh đã có thể tiến hành các khâu mua sắm, thanh toán trực tuyến tại trung tâm mua sắm, siêu thị qua thẻ ATM; POS; SMARTLINK CARD...,

- 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông đã có thể thanh toán phí, báo giá cước phí qua phương tiện tử (email, điện thoại di động...);

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tham gia ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo môi trường giao dịch trực tuyến cho cộng đồng doanh nghiệp, Tỉnh đã hỗ trợ xây dựng 25 trang website doanh nghiệp; hỗ trợ 20 doanh nghiệp xuất nhập khẩu tìm hiểu thông tin thị trường ngoài nước bằng hình thức cung cấp các ấn phẩm bản tin hàng tuần tổng hợp ngành nông sản Việt Nam; ấn phẩm báo cáo thường niên ngành hàng thủy sản, điều (bằng cả bản cúng và bản mềm); tổ chức 05 hội thảo, hội nghị phổ biến, tuyên truyền pháp luật về TMĐT; 06 lớp tập huấn kỹ năng ứng dụng TMĐT và 01 lớp tư vấn về quy trình kinh doanh theo mô hình B2C, maketing hiệu quả cho website và gắn nhãn hiệu website trong TMĐT; xuất bản 550 ấn phẩm tuyên truyền về thương mại điện tử với tiêu đề “Tìm hiểu về thương mại điện tử” và “Thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận năm 2015”; phối hợp Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Ninh Thuận phát sóng 12 phóng sự về chuyên đề TMĐT.

Theo đánh giá của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, chỉ số thương mại điện tử năm 2015 tỉnh Ninh Thuận đạt được những chuyển biến tích cực, xếp thứ 40/63 tỉnh, thành phố (tăng 5 bậc so năm 2014), trong đó chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT xếp thứ 36/63 (tăng 6 bậc so năm 2014); chỉ số giao dịch B2C xếp 41/63 (tăng 6 bậc so năm 2014); chỉ số giao dịch B2B xếp 26/63 (tăng 14 bậc so năm 2014); chỉ số giao dịch G2B xếp 57/63 (giảm 5 bậc so năm 2014).

Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn những tồn tại, hạn chế:

- Công tác triển khai về phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh còn lúng túng; việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành còn nhiều bất cập; một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ, tạo điều kiện để TMĐT phát triển;

- Nguồn nhân lực phục vụ cho TMĐT tại các doanh nghiệp còn hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp chưa có người chuyên trách về TMĐT, chủ yếu là kiêm nhiệm. Việc triển khai ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp mới ở giai đoạn đầu nên hiệu quả mang lại chưa cao, chưa theo kịp và tương xứng với yêu cầu phát triển chung;

- Phần lớn các website doanh nghiệp chỉ dừng ở mức cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, chưa chủ động đầu tư cập nhật thông tin thường xuyên và sử dụng website như một phương tiện kinh doanh;

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, doanh nghiệp, người lao động và bộ phận thanh niên khởi nghiệp về TMĐT chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới hiện nay.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

- Thương mại điện tử là lĩnh vực mới, phát triển nhanh, tuy nhiên trình độ về TMĐT của cán bộ quản lý nhà nước, chủ doanh nghiệp,... chỉ đáp ứng được yêu cầu cơ bản, chưa có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này nên gặp khó khăn trong công tác triển khai trên địa bàn tỉnh;

- Các doanh nghiệp trong tỉnh hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô hạn chế, khả năng về tài chính hạn hẹp, nên chưa thực sự chú trọng đến việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc mua bán theo kiểu chợ truyền thống vẫn đang là một trong những cản trở lớn đối với việc thúc đẩy TMĐT phát triển ở các doanh nghiệp;

- Hạ tầng công nghệ thông tin và TMĐT của tỉnh tuy phát triển nhung chưa đồng bộ; độ tin cậy, tính pháp lý của các giao dịch thương mại còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên doanh nghiệp còn e ngại trong việc ứng dụng TMĐT trong giao dịch mua bán.

Từ thực trạng trên, việc xây dựng Kế hoạch phát triển phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020 là hết sức cần thiết nhằm giúp các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh từng bước nâng cao hiệu quả ứng dụng TMĐT trong công tác quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu đề ra tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2014 - 2020.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Quan điểm:

- Thương mại điện tử là một trong những kết cấu hạ tầng quan trọng của lĩnh vực thương mại và xã hội thông tin; có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao, tốc độ phát triển nhanh; là phương thức giúp doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trong tỉnh đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất nhập khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trọng hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

- Phát triển TMĐT nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh; nâng cao trình độ quản lý và ứng dụng TMĐT trong các cơ quan quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu mới. Trong đó, doanh nghiệp là nòng cốt triển khai; nhà nước đóng vai trò quản lý, thiết lập hạ tầng, tạo môi trường cho TMĐT phát triển, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi ứng dụng TMĐT.

2. Mục tiêu:

[...]