Kế hoạch 520/KH-UBND năm 2021 về cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2022

Số hiệu 520/KH-UBND
Ngày ban hành 24/12/2021
Ngày có hiệu lực 24/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Nguyễn Hồng Lĩnh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 520/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 24 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2022

Căn cứ hướng dẫn của Bộ Nội vụ về triển khai Chương trình tng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021-2030; triển khai, thực hiện các Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh ln thứ XIX; Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tnh; các Nghị quyết của HĐND tỉnh và Kế hoạch, Quyết định của UBND tỉnh về ban hành Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2021-2030; căn cứ tình hình thực tiễn công tác CCHC của tnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch CCHC chính của tỉnh năm 2022, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tiếp tục xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính; xây dựng bộ máy cơ quan hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công theo hướng hiện đại, nhanh chóng, thuận tiện; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

- Các nội dung CCHC phải được tiến hành đồng bộ, thống nht, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tiễn và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo từng giai đoạn.

- Cải cách hành chính phải gắn với nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy và hành động sáng tạo; đổi mới lề lối làm việc, phương thức quản trị hiện đại, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử với lộ trình bước đi phù hợp.

- Cải cách hành chính phải gắn kết chặt chẽ và là nền tảng quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cnh tranh; phải gn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước tại các cơ quan, đơn vị với nhiệm vụ CCHC nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả; góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm động lực, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2022.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

- Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả phục vụ Nhân dân góp phần thúc đy thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

- Các chỉ số CCHC của tỉnh được cải thiện và nâng cao về thứ hạng: chỉ số PARINDEX năm 2022 của tỉnh tiếp tục nằm trong nhóm 16 tnh thành phố xếp thứ hạng cao nhất cả nước, phấn đấu tăng 02-04 bậc so với năm 2021. Chỉ số hiệu quả quản trvà hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tiếp tục giữ vững vị trí thứ hạng nằm trong nhóm 05 tnh thành phố cao nht; phấn đấu tăng 01-02 bậc so với năm 2021. Chỉ shài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SPAS) tiếp tục nằm trong nhóm 11 tnh thành phố cao nhất cả nước, phấn đấu tăng 01-03 bậc so với năm 2021. Chsố năng lực cnh tranh cấp tỉnh (PCI) tiếp tục nằm trong nhóm khá của cả nước, phấn đấu tăng 02-04 bậc so với năm 2021. Chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) được cải thiện thứ hạng và tăng 02-05 bậc so với năm 2021.

2. Một số chỉ tiêu chủ yếu

- 100% các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tnh xây dựng và ban hành Kế hoạch CCHC năm 2022 đảm bảo quy định, chất lượng; và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

- Phấn đấu ít nhất có 03 sáng kiến (giải pháp mới) về CCHC áp dụng có hiệu quả được Hội đồng thẩm định Trung ương công nhận.

- Tối thiểu 35% cơ quan đơn vị được kiểm tra CCHC trong năm 2022; 100% các đơn vị, địa phương ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra CCHC các đơn vị trực thuộc đảm bảo thực chất và đúng quy định.

- Phấn đấu đảm bảo các nội dung được Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành Trung ương giao HĐND tỉnh và UBND tỉnh quy định chi tiết được triển khai, thực hiện kịp thời; 75% văn bản QPPL của Trung ương, của tỉnh được tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả; tối thiểu 85% văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh được rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với quy định..

- Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã đạt tỷ lệ tối thiểu tương ứng là 50%, 40%, 35% số hồ sơ tiếp nhận của cấp tỉnh, huyện, xã.

- Triển khai thực hiện 100% thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4. Trong đó, ít nht 50% thủ tục hành chính được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. 100% hồ sơ TTHC tiếp nhận thụ lý được cập nhật, quản lý và tổ chức thực hiện trên hệ thống phần mềm một cửa của tỉnh. Tối thiểu 50% thủ tục hành chính có phát sinh hsơ được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Tối thiểu 50% hồ sơ thủ tục hành chính thuộc danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được tiếp nhận và thụ lý (không bao gồm DVC trực tuyến của cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn).

- Tối thiểu 50% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên.

- 100% các cơ quan, đơn vị, địa phương được rà soát, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, đảm bảo tiêu chí thành lập, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp đối với 100% đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng giảm số lượng đơn vị sự nghiệp công lập, giảm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách; sắp xếp theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 85%.

- Tối thiểu 5% số cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

- Tối thiểu 85% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ đại học trở lên và được chuẩn hóa về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc (trừ các chức danh có quy định khác của cơ quan có thẩm quyền).

- Tối thiểu 55% cán bộ, công chức, viên chức được nâng ngạch, thăng hạng theo đúng vị trí việc làm.

- 100% đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan hành chính nhà nước được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

- Giảm bình quân 2,5% chỉ hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập.

[...]