Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 5161/KH-UBND năm 2024 đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 5161/KH-UBND
Ngày ban hành 24/06/2024
Ngày có hiệu lực 24/06/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5161/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 24 tháng 6 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHUẨN HÓA VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THUỘC TỈNH LÂM ĐỒNG

Triển khai Thông tư số 05/2024/TT-BLĐTBXH ngày 10/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG

1. Số lượng: Toàn tỉnh có 1.240 nhà giáo đang công tác trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Trong đó có: 169 viên chức giữ chức vụ quản lý, 1.071 nhà giáo; chia theo trình độ chuyên môn giảng dạy cao đẳng: 206 nhà giáo, trung cấp: 111 nhà giáo, sơ cấp: 754 nhà giáo.

2. Chất lượng

a) Nhà giáo đạt chuẩn về trình độ đào tạo: 98,83%, trên chuẩn: 55,64% (94 cao đẳng, 328 đại học, 268 sau đại học).

b) Nhà giáo đạt chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm: 93%.

c) Nhà giáo có năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo vị trí việc làm: 82%.

d) Nhà giáo có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo vị trí việc làm: 85%.

đ) Nhà giáo tham gia thực tập doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn hàng năm: 61%.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Phấn đấu 100% nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn về trình độ đào tạo và trình độ nghiệp vụ sư phạm.

b) Phấn đấu 95% nhà giáo giáo dục nghề nghiệp có năng lực sử dụng ngoại ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo vị trí việc làm.

c) 100% nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tham gia thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn hằng năm theo quy định; tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng từ cấp cơ sở trở lên mỗi năm học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ mới, chuyển đổi số, phương pháp giảng dạy; nâng cao khả năng nghiên cứu và vận dụng đúng quy định các văn bản có liên quan đến nghề nghiệp hoặc lĩnh vực chuyên môn giảng dạy trong năm học.

III. ĐỐI TƯỢNG

1. Nhà giáo giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đổi mới công tác truyền thông, công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

a) Đẩy mạnh công tác truyền thông về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp để tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong toàn ngành và xã hội.

b) Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Khuyến khích đội ngũ nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tích cực, chủ động tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

c) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhà giáo về vai trò, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hội nhập quốc tế.

d) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo theo chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

đ) Rà soát, đánh giá, xếp loại nhà giáo giáo dục nghề nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ làm căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

2. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

[...]