Kế hoạch 51/KH-UBND về phát triển điện lực thành phố Hà Nội năm 2021

Số hiệu 51/KH-UBND
Ngày ban hành 03/03/2021
Ngày có hiệu lực 03/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/KH-UBND

Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2021

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch số 206-KH/TU ngày 16/9/2020 của Thành ủy Hà Nội triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 18/11/2020 của UBND Thành phố về phát triển điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 223/KH-UBND ngày 18/11/2020 của UBND Thành phố thực hiện Kế hoạch số 206-KH/TU ngày 16/9/2020 của Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội năm 2021 đảm bảo cung ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và cuộc sống của nhân dân Thủ đô.

I. MỤC TIÊU

- Phát triển hệ thống điện Thành phố đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng và tin cậy, đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng, hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; xây dựng và phát triển ngành điện Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại, tích cực hội nhập, xứng tầm với vai trò, vị thế của Thủ đô Hà Nội phấn đấu nằm trong nhóm những Thành phố có chất lượng và dịch vụ điện năng tốt nhất khu vực ASEAN.

- Kết hợp hài hòa giữa cấp điện phục vụ quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô và giữ gìn, bảo vệ môi trường, xanh, sạch đẹp. Nghiên cu áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong quản lý vận hành hệ thống điện.

- Không ngừng sáng tạo, đề xuất các giải pháp đa dạng hóa trong việc ứng dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo phù hợp với đặc thù riêng của Thành phố hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn tăng trưởng bền vững.

- Tạo mọi điều kiện để các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện, tham gia thị trường bán điện cạnh tranh không phân biệt thành phần kinh tế. Tạo dựng môi trường kinh doanh điện theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, giá cả tuân thủ theo sự điều tiết của thị trường có sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước phù hợp với từng cấp độ theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

- Tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ phát triển điện lực giai đoạn 2021-2025 trong các lĩnh vực: đầu tư xây dựng hạ tầng hệ thống điện, hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và củng cố hoạt động của các tổ chức kinh doanh điện nông thôn; phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo; quản lý nhu cầu điện; tiết kiệm điện.

II. CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ

1. Phối hợp cùng các thành viên Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố đôn đc, hướng dn Tng công ty Truyn tải điện Quc gia, Tổng công ty Điện lực thành phHà Nội nlực hoàn thành các chỉ tiêu sau:

- Sản lượng điện thương phẩm: từ 21.528 - 21.650 triệu kWh, tăng trưởng 7,5% - 8,1% so với năm trước; trong điều kiện không lý tưởng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 sản lượng điện từ 20.735 ÷ 20.834 triệu kWh, tăng trưởng 3,5% ÷ 4,0% so với năm trước.

- Điện năng thương phẩm bình quân đầu người: khoảng 2.650kWh/người/năm.

- Tỷ lệ tổn thất điện năng: dưới 3,6%.

- Chỉ số thời gian mất điện bình quân lưới điện trung áp: dưới 170 phút.

- Tỷ lệ tiết kiệm điện trên tổng sản lượng điện tiêu thụ: khoảng 2,2%.

2. Nâng dần tỷ lệ các trạm biến áp cấp điện áp 110kV vận hành không người trực điều khiển từ xa và tiếp tục ngầm hóa đường dây điện cao, trung, hạ áp tại các quận nội thành.

3. Tập trung triển khai thay thế công tơ cơ khí bằng công tơ điện tử tiến tới áp dụng chủ yếu công nghệ đo xa tự động trong kinh doanh bán lẻ điện. Khảo sát, thiết kế, thi công lắp đặt lưới điện theo tiêu chí bán kính cấp điện tại khu vực đô thị không quá 250m, khu vực nông thôn, vùng núi không quá 600m bảo đảm giảm tổn thất điện năng và chất lượng điện áp cuối nguồn.

4. Triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt giai đoạn 2021-2025 và các công trình chuyển tiếp từ giai đoạn trước, phấn đấu đóng điện 05 công trình 500-220kV và 17 công trình 110kV, khởi công 21 công trình mới đạt mục tiêu lưới điện truyền tải, phân phối vận hành an toàn, tin cậy không để thiếu hụt nguồn cấp điện trong mọi tình huống.

5. Từng bước chuyển đổi cơ bản cấp điện áp trung gian về 22kV để đồng bộ thiết bị vận hành, giảm tổn thất năng lượng. Chú trọng đến chất lượng điện năng khu vực nông thôn tiến tới mạch vòng khép kín nhằm cải thiện mức độ an toàn, ổn định phục vụ cuộc sống người dân và phát triển nông nghiệp nông thôn.

6. Tăng cường các giải pháp quản lý, giảm thiểu các trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, phấn đấu đạt trên 30% tỷ lệ giảm thiểu các trường hợp vi phạm so với năm 2020; quyết tâm không để tái diễn hay phát sinh các vi phạm mới, ngăn ngừa ngay từ đầu các sự cố điện liên quan đến đào cắt đường hoặc thi công vi phạm khoảng cách hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác đầu tư xây dựng phát triển lưới điện

- Đôn đốc, hướng dẫn Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội và các tổ chức kinh doanh điện khác trên địa bàn Thành phố thực hiện đầu tư xây dựng công trình điện theo Quy hoạch, Kế hoạch phát triển điện lực được phê duyệt có xét đến sự đồng bộ với Kế hoạch đầu tư các dự án sử dụng vn Ngân sách Nhà nước đảm bảo cp điện cho người dân Thủ đô.

(Danh mục các công trình điện đầu tư xây dựng tại Phụ lục kèm theo).

- Tăng cường các giải pháp đảm bảo cấp điện kịp thời cho công tác phòng chng dịch Covid-19 và thúc đy hoạt động sản xut kinh doanh, phục hồi kinh tế sau Covid-19. Giữ vững và tiếp tục cải thiện các chỉ số cung cấp điện góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố, thu hút đầu tư và phục vụ tổ chức thành công các sự kiện chính trị, ngoại giao, văn hóa - xã hội trên địa bàn.

- Trên cơ sở Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để tổ chức triển khai lập nội dung phương án phát triển mạng lưới cấp điện tích hợp trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô giai đoạn tiếp theo dựa trên đánh giá toàn diện, đy đủ vhiện trạng hệ thng điện và tình hình thực hiện các Quy hoạch phát triển điện lực của Thành phố thời gian qua. Kiểm tra, rà soát, thống nhất những yếu tố chính liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình điện lực như địa điểm, quy mô, khối lượng, phương thức đấu nối phù hợp sát với thực tiễn.

- Căn cứ chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, phối hợp tổ chức đánh giá Quy hoạch chuyên ngành điện trên địa bàn hàng năm để tổng kết kết quả, tác động và ảnh hưởng của việc thực hiện Quy hoạch, nhất là nhu cầu cấp điện tại các địa bàn tập trung nhiều khu cụm công nghiệp, khu đô thị, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí,...có mức tiêu thụ năng lượng cao từ đó đề xuất điều chỉnh cần thiết và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động triển khai quy hoạch trong kỳ hoặc kỳ điều chỉnh quy hoạch tiếp theo.

[...]