Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 5021/KH-UBND năm 2021 về Chuyên đề phát huy sáng kiến về công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 5021/KH-UBND
Ngày ban hành 20/09/2021
Ngày có hiệu lực 20/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Trần Quốc Nam
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5021/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 20 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CHUYÊN ĐỀ PHÁT HUY SÁNG KIẾN VỀ CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030;

Nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, phát huy những sáng kiến, giải pháp hay được đề xuất trong thực tiễn công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, nâng cao chất lượng phục vụ tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp; nâng cao kết quả xếp hạng các Chỉ số PAR INDEX, PAPI, PCI, SIPAS của tỉnh. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy xây dựng nền hành chính dân chủ, minh bạch, chuyên nghiệp, vững mạnh, từng bước hiện đại.

Ủy ban nhân dân tỉnh phát động phong trào phát huy sáng kiến về công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Nhằm nâng cao phát huy sáng kiến về công tác cải cách hành chính, cải tiến kỹ thuật; phát triển sâu rộng trong toàn tỉnh, trở thành động lực phát triển kinh tế, tạo sự chuyển biến tích trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, tính mới, giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng hoặc áp dụng thử và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực tại cộng đồng dân cư, cấp cơ sở hoặc cấp tỉnh; mỗi cán bộ, công chức, các tầng lớp Nhân dân tạo ra những sáng kiến, những mô hình hay nhằm hợp lý hóa trong công việc, quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải quyết các dịch vụ hành chính công cho người dân và doanh nghiệp.

- Tìm ra ý tưởng tiêu biểu, sáng tạo và có khả năng áp dụng trong thực tế để thí điểm và nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Yêu cầu:

- Phát động phong trào phải được triển khai đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn tỉnh biết, hưởng ứng tham gia; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thống nhất trong nhận thức và hành động về phong trào thi đua phát huy sáng kiến, giải pháp trong công tác cải cách hành chính của tỉnh.

- Sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính phải mang tính mới, tính thực tế, có thể nhân rộng triển khai áp dụng trong thực tiễn quản lý, giải quyết công việc, cải cách thủ tục hành chính, tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính của tỉnh, cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Nội dung các sáng kiến, giải pháp phải đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và không được vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG:

1. Đối tượng:

Tất cả các tập thể, cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan Đảng, Sở, ban, ngành, huyện, thành phố, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; các doanh nghiệp và Nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

2. Nội dung sáng kiến, giải pháp về công tác cải cách hành chính:

a) Công tác chỉ đạo điều hành: các sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính; giải pháp giúp nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là vai trò của Lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện cải cách hành chính.

b) Cải cách thể chế: đưa ra những giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tăng tính khả thi, hiệu quả trong triển khai văn bản pháp luật trên địa bàn tỉnh; chỉ ra những bất cập, tồn tại trong văn bản quy phạm pháp luật của địa phương, từ đó đề xuất giải pháp sửa đổi, bổ sung, loại bỏ các quy định không cần thiết vào văn bản quy phạm pháp luật nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

c) Cải cách thủ tục hành chính: các sáng kiến, giải pháp mới nhằm thực hiện có hiệu quả việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; cách thức thực hiện để tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của cá nhân và tổ chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính nhằm góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Cải tiến quy trình làm việc, loại bỏ, cắt giảm hoặc sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính còn chồng chéo, mâu thuẫn, không còn phù hợp với địa phương, gây phiền hà cho việc tiếp nhận và xử lý công việc của tổ chức, cá nhân.

d) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: các sáng kiến, giải pháp nhằm sắp xếp, tổ chức lại bộ máy đảm bảo khoa học, giúp cơ quan, đơn vị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao đúng quy định của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối và thực hiện chức năng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, không để trùng lắp nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan hành chính các cấp, xác định vị trí việc làm khoa học, phù hợp.

đ) Cải cách chế độ công vụ: các sáng kiến, giải pháp đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; trách nhiệm và đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Các giải pháp nâng cao chất lượng, phương thức tuyển dụng công chức, viên chức về quy trình, thẩm quyền, trách nhiệm; thực hiện thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý và đánh giá chương trình hành động của cá nhân trước khi thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý; quy trình đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, lượng hóa các tiêu chí đánh giá và đề cao trách nhiệm người đứng đầu.

e) Cải cách tài chính công: các sáng kiến giải pháp nhằm phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính hiệu quả; phát huy việc quản lý, giám sát tài chính; nghiên cứu, hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, các chính sách về thu nhập tiền lương, tiền công.

g) Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số: các sáng kiến nhằm nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan, đơn vị; các giải pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức về kỹ năng khai thác, sử dụng các dịch vụ của tỉnh cho tổ chức, người dân trên địa bàn tỉnh; triển khai xây dựng thực hiện Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh, Hệ thống ứng dụng vận hành Trung tâm điều hành đô thị thông minh; các sáng kiến, giải pháp thúc đẩy việc cung cấp, nghiên cứu phần mềm, dịch vụ công dễ sử dụng, tham mưu ứng dụng các quy trình ISO mới vào trong hoạt động quản lý của cơ quan, đơn vị.

h) Các sáng kiến, giải pháp nâng cao các chỉ số PAR INDEX, PCI, SIPAS, PAPI, ICT…; phù hợp phạm vi quản lý của ngành, cơ quan, đơn vị địa phương.

3. Điều kiện để công nhận sáng kiến/giải pháp về công tác cải cách hành chính:

Sáng kiến về công tác cải cách hành chính là các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

[...]