Kế hoạch 5007/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống bệnh viêm gan vi rút trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 5007/KH-UBND
Ngày ban hành 23/12/2022
Ngày có hiệu lực 23/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Dương Anh Đức
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5007/KH-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM GAN VI RÚT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Phần I

CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. THÔNG TIN CHUNG

Bệnh viêm gan vi rút (VGVR) là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe do các biến chứng của viêm gan vi rút. Có 5 loại vi rút viêm gan, trong đó vi rút viêm gan B và C lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con. Vi rút viêm gan D chỉ lây truyền khi có mặt vi rút viêm gan B và có đường lây truyền tương tự như vi rút viêm gan B. Vi rút viêm gan A và E lây truyền qua đường phân - miệng do thức ăn, nước uống và thực hành vệ sinh không đầy đủ. Trong các loại vi rút viêm gan, vi rút viêm gan B (HBV) và vi rút viêm gan C (HCV) thường gây bệnh mạn tính và có các biến chứng xơ gan, ung thư gan gây tử vong cao.

Bệnh viêm gan vi rút B có thể phòng ngừa được nếu sử dụng vắc xin sớm và đúng quy định. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tất cả trẻ em cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Mặc dù có thể dự phòng được, năm 2019 tỷ lệ bao phủ vắc xin viêm gan B trên toàn cầu mới đạt 85% thấp hơn so với mục tiêu cần đạt là 90%, trong đó tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh (trong vòng 24 giờ đầu) mới đạt 43%.

Với viêm gan vi rút C, hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh nhưng với các phác đồ điều trị hiện có, bệnh viêm gan C có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Các phác đồ sử dụng thuốc kháng vi rút trực tiếp (Direct Acting Antivirals - DAAs) thế hệ mới được sử dụng đơn giản với thời gian điều trị ngắn, ít độc tính và có tỷ lệ điều trị khỏi trên 95%, đặc biệt có một số loại thuốc có tác dụng với tất cả các kiểu gen. Tuy nhiên, việc tiếp cận với các thuốc này vẫn còn thấp do chi phí chn đoán và điều trị còn cao.

1. Tình hình bệnh viêm gan vi rút trên thế giới

Theo báo cáo của WHO năm 2021, có khoảng 296 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính và 58 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C mạn tính trên toàn cầu. Ước tính mỗi năm có 3 triệu ca nhiễm mới viêm gan B và viêm gan C. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,1 triệu trường hợp tử vong có liên quan đến bệnh viêm gan vi rút trong đó có 96% là do viêm gan B và viêm gan C mà nguyên nhân chủ yếu là do ung thư biu mô tế bào gan và xơ gan.

Theo kết quả điều tra gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2010, nguyên nhân tử vong có liên quan đến viêm gan vi rút đứng hàng thứ 3 trong số các nguyên nhân do bệnh truyền nhiễm gây ra. Ngoài ra, viêm gan cấp tính do vi rút viêm gan A và E cũng góp phần vào tỷ lệ tử vong do viêm gan vi rút với số ca tử vong mỗi năm lần lượt là 14.900 và 52.100 trường hợp.

2. Tình hình bệnh viêm gan vi rút tại Việt Nam và tại Thành phố Hồ Chí Minh

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C cao trong quần thể dân cư nói chung và có gánh nặng bệnh tật cao liên quan đến viêm gan B và C. Theo kết quả mô hình ước tính gánh nặng bệnh tật do vi rút viêm gan B và C được Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện năm 2017, Việt Nam ước tính có khoảng 7,8 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính và khoảng gần 1 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C mãn tính. Đây là nguyên nhân dẫn đến khoảng 80.000 trường hợp xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan và khoảng 40.000 trường hợp tử vong hàng năm và có xu hướng tiếp tục gia tăng.

Giám sát dịch tễ học huyết thanh vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C trong nhóm người trưởng thành tại Việt Nam được thực hiện tại 32 tỉnh, thành phố năm 2018 và 2019 với cỡ mẫu 25.649 người. Kết quả của giám sát dịch tễ học này cho thấy tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính (anti-HBc total dương tính và HBsAg dương tính) tại Việt Nam năm 2018 là 9,2%, trong đó cao nhất tại Nam Trung Bộ (11,4%), Tây Nguyên (11,1%), Tây Bắc (11,1%), và thấp nhất tại Bắc Trung Bộ (7,5%). Tỷ lệ đã từng nhiễm vi rút viêm gan C (anti-HCV dương tính) là 1,8%. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C mạn tính (anti-HCV dương tính và HCV core Antigen dương tính) là 1,0%, trong đó ghi nhận trên 1,0% tại các vùng Tây Nam Bộ (1,7%), Tây Bắc (1,5%), Tây Nguyên (1,3%) và Đông Bắc (1,2%), trong khi tại Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ đều có tỷ lệ dưới 1,0%. Tỷ lđồng nhiễm HBV và HCV là 0,1%.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa có nguồn dữ liệu hay nghiên cứu khoa học với mẫu đại diện đủ lớn để đánh giá bức tranh và tình hình phòng chống viêm gan vi rút trên địa bàn những năm qua. Tuy nhiên, theo kết quả giám sát dịch tễ học huyết thanh vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C trong nhóm người trưởng thành tại Việt Nam được thực hiện tại 32 tỉnh, thành phố năm 2018 và 2019 với cỡ mẫu 25.649 người, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có cỡ mẫu 810 người. Kết quả của giám sát dịch tễ học này cho thấy tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính tại Thành phố Hồ Chí Minh là 9,3%, tỷ lệ đã từng nhiễm vi rút viêm gan B là 54,5%, tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C mạn tính là 0,3% và tỷ lệ đã từng nhiễm vi rút viêm gan C là 1,5%. Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, trung bình mỗi ngày có khoảng 800 bệnh nhân khám các bệnh về gan, trong đó viêm gan vi rút B chiếm khoảng 60%, viêm gan vi rút C chiếm khoảng 14%. Năm 2020, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin viêm gan B cho trẻ em sơ sinh trong 24 giờ đầu đạt 84,41%, tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em <1 tuổi đạt 95%. Tỷ lệ phụ nữ được xét nghiệm sàng lọc viêm gan B trong thời kỳ mang thai là dưới 70%, Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm viêm gan B trong thời kỳ mang thai và chuyn dạ đạt 99,46%,. Số liệu về sàng lọc viêm gan B, C tại Bệnh viện Truyền máu và Huyết học thành phố năm 2021 cho thấy: 100% đơn vị máu được sàng lọc, 100% đơn vị máu được sàng lọc bng NAT (Nucleic Acid Testing-Xét nghiệm axit nucleic), 100% phòng xét nghiệm sàng lọc máu có hệ thống quản lý chất lượng.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Luật Phòng chống HIV/AIDS, Luật Khám, chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Dược, Luật Trẻ em.

- Thông tư 38/2017/TT-BYT ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.

- Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2019 hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

- Quyết định 4283/QĐ-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu “Định nghĩa trường hợp bệnh truyền nhiễm”.

- Quyết định số 7130/QĐ-BYT ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2018-2030.

- Quyết định số 2470/QĐ-BYT ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn Khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.

- Quyết định số 3310/QĐ-BYT ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm gan vi rút B.

- Quyết định 1868/QĐ-BYT ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn xét nghiệm vi rút viêm gan B, C.

- Quyết định số 2065/QĐ-BYT ngày 29 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C.

- Quyết định số 4531/QĐ-BYT ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về phê duyệt Kế hoạch Phòng chống bệnh viêm gan vi rút tại Việt Nam, giai đoạn 2021-2025.

Phần II

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM GAN VI RÚT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ