Kế hoạch 50/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chỉ thị 28-CT/TW "về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” do tỉnh Lào Cai ban hành

Số hiệu 50/KH-UBND
Ngày ban hành 26/01/2024
Ngày có hiệu lực 26/01/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Giàng Thị Dung
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/KH-UBND

Lào Cai, ngày 26 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 28-CT/TW NGÀY 25/12/2023 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG “VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC”

Thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị và toàn xã hội trong việc thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các cấp chính quyền đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển con người, tạo nguồn nhân lực, lực lượng lao động có chất lượng cả về trí và lực phù hợp với sự phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cấp tỉnh và huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đảm bảo thiết thực , hiệu quả phù hợp với tình hình thực tiễn; lồng ghép các mục tiêu chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của ngành, địa phương, coi đây là nội dung quan trọng của mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

- Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội từ tỉnh đến cơ sở triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân; lồng ghép với việc học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Luật Trẻ em. Tăng cường tuyên truyền, vận động và nêu gương các điển hình, người tốt, việc tốt, đồng thời phê phán, lên án các hành vi vi phạm Luật trẻ em.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

- Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến mọi người dân để nhân dân nhận thức rõ tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tăng cường sự phối hợp chặt chẽ các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cũng như không ngừng vận động toàn dân tham gia chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, hướng đến 100% trẻ em được thụ hưởng các lợi ích tốt nhất của sự phát triển, không còn bất kỳ trẻ em nào bị phân biệt đối xử và đảm bảo 100% trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, được lắng nghe, được tôn trọng.

- Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các cơ quan, đơn vị cần làm tốt công tác vận động toàn dân tích cực tham gia thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, của địa phương về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật; tiêu chuẩn, quy trình tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em phù hợp giai đoạn mới

- Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách bảo trợ xã hội cho trẻ em; huy động tối đa các nguồn lực xã hội hoá, khuyến khích và huy động tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, xã hội tham gia, phối hợp thực hiện tốt các chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp, mô hình chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

- Nghiên cứu, rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản thuộc thẩm quyền theo hướng mở rộng chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em thuộc gia đình nghèo, vùng sâu, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

3. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

- Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tham gia nghiên cứu, chỉ đạo việc xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, công trình phúc lợi, cung cấp dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em. Quan tâm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi; phát triển hệ thống phúc lợi, dịch vụ xã hội cho trẻ em theo hướng liên thông, chất lượng, thuận lợi trong tiếp cận. Xây dựng môi trường gia đình, nhà trường, xã hội an toàn, lành mạnh, thân thiện, bảo đảm cho trẻ em có cơ hội phát triển về thể chất, tinh thần, nhân cách, tài năng, trí tuệ.

- Phát huy vai trò phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, nêu cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, chuẩn bị cho trẻ em sống có trách nhiệm, thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội, quê hương đất nước phù hợp với lứa tuổi. Tăng cường công tác bảo vệ trẻ em trước nguy cơ của bạo lực, xâm hại trẻ em trên không gian mạng và xã hội, những vấn đề ảnh hưởng đến phát triển toàn diện. Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ phải tham gia lao động nặng nhọc trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến học tập, sức khoẻ, phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần. Phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em.

- Các địa phương từng bước bố trí tăng nguồn ngân sách cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, trong đó ưu tiên kinh phí đầu tư các công trình cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, trẻ em các gia đình chính sách, gia đình nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Ưu tiên bố trí quỹ đất, đầu tư cho việc xây dựng điểm vui chơi trẻ em ở cộng đồng và các công trình phúc lợi cho trẻ em, đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn và mỗi thôn, bản, khu phố có ít nhất 01 điểm vui chơi cho trẻ em.

- Gắn việc thực hiện các mục tiêu bảo vệ trẻ em với các mục tiêu về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi giải trí và sự tham gia của trẻ em để hướng tới việc thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em. Tạo môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em được phát triển toàn diện. Tập trung thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và ngăn chặn trẻ em vi phạm pháp luật, phòng ngừa trẻ em bị xâm hại, hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em mồ côi, trẻ em bị tàn tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo…

- Các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tích cực khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư của Nhà nước và các nguồn lực xã hội cho công tác chăm sóc , giáo dục và bảo vệ trẻ em. Khuyến khích và vận động sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân cho các hoạt động và công trình dành cho trẻ em. Xây dựng các quy định, tiêu chí để thực hiện xã hội hóa công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

- Chính quyền các cấp tăng cường chỉ đạo, quản lý, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em các cấp, cộng tác viên xã hội ở thôn, bản, khu phố. Có chính sách đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ cộng tác viên chăm sóc, giáo dục bảo vệ trẻ em và bình đẳng giới ở thôn, bản, khu phố đảm bảo điều kiện, khuyến khích động viên cho đội ngũ này thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Tăng cường tổ chức thực hiện các hoạt động dành cho trẻ em, như: Tháng hành động vì trẻ em, Ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu, Ngày vi chất dinh dưỡng, Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, Ngày gia đình Việt Nam và Diễn đàn trẻ em các cấp.

4. Tăng cường quản lý nhà nước về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, các tổ chức, cơ quan, đơn vị các cấp trong các hoạt động nhằm thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Thực hiện tốt các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu trong các chương trình, kế hoạch trung hạn, dài hạn về công tác trẻ em, như: Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030, Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình can thiệp giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030, Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Chương trình chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2024 - 2030 và các chương trình, kế hoạch khác có liên quan đến trẻ em.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về trẻ em từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về công tác trẻ em. Nâng cao năng lực, đạo đức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em, nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên ở cộng đồng dân cư.

[...]