Kế hoạch 50/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 03/CT-TTg và Quyết định 958a/QĐ-TTg về tăng cường kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 50/KH-UBND
Ngày ban hành 05/03/2021
Ngày có hiệu lực 05/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Cao Tường Huy
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 05 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 03/CT-TTG NGÀY 18/01/2021 VÀ QUYẾT ĐỊNH 958a/QĐ-TTG NGÀY 01/6/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và căn cứ Quyết định s958a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Thực hiện Chỉ thị s 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 và Quyết định 958a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ vtăng cường kiểm soát ô nhiễm, quản lý cht lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tng quát:

Tăng cường kiểm soát ô nhiễm, quản lý và nâng cao chất lượng môi trường không khí, giảm thiu tác động bất lợi đến sức khỏe người dân, thúc đẩy phát trin kinh tế- xã hội của Tỉnh; thực hiện thắng lợi Nghị quyết đảng bộ các cp, Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/3/2018 của Ban chấp hành Đng bộ tỉnh vbảo vệ môi trường Quảng Ninh giai đoạn 2018-2022; phn đấu đưa tỉnh Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương có chỉ số chất lượng môi trường không khí cao ở Việt Nam.

2. Các mc tiêu cthể:

- 100% cơ sở xả khí thải phải có hệ thống xử lý khí thải đáp ứng quy chuẩn hiện hành mới được đi vào hoạt động.

- 100% cơ sở cơ sở xả khí thải thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, phải thực hiện lp đặt và hoàn thành trước ngày 31/12/2021.

- 100% khu vực kết thúc khai thác/đổ thải phải thực hiện cải tạo phục hồi môi trường.

- Triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi PM10 và PM 2.5 tại các nguồn thải lớn (tập trung vào nguồn công nghiệp, năng lượng, giao thông và Xây dựng); Hoàn thành trước năm 2025.

- Các cơ sở sản xuất xi măng, nhiệt điện, sản xuất vật liệu xây dựng và các cơ sở công nghiệp khác có phát sinh bụi, khí thải lớn có công nghệ lạc hậu phải có kế hoạch thực hiện đầu tư, đổi mới cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất, thiết bị xử lý khí thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Hoàn thành trước năm 2025.

- Các đơn vị thi công các công trình xây dựng, giao thông, cơ sở khai thác đá, khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh (che chắn, công trình, phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng, phun nước, rửa đường và rửa xe ra, vào công trình...).

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ:

a. Triển khai Kế hoạch quản lý chất lượng không khí của địa phương theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định s985a/QĐ-TTg, giai đoạn 2021-2025.

b. Thực hiện các biện pháp ứng phó trong trường hợp không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn quản lý; triển khai công tác kiểm kê nguồn khí thải, quan trắc, đánh giá về ô nhiễm bụi (PM10, PM2.5) đối với các cơ sở phát thải lớn quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính Phủ, hoàn thành trước ngày 31/12/2021.

c. Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng không khí của địa phương. Btrí nguồn lực đu tư, lp đặt bsung, tăng cường số lượng các trạm quan trắc chất lượng không khí tự động liên tục; thường xuyên tchức thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng không khí định kỳ trên địa bàn; cập nhật, cung cấp thông tin kịp thời về cht lượng không khí trên địa bàn cho nhân dân.

d. Đẩy nhanh việc ban hành và thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phương tiện sử dụng năng lượng sạch, không phát thải; thu hi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chun lưu hành gây ô nhim môi trường trong thành phố; phát triển giao thông phi cơ giới; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân; đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

đ. Thực hiện điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý để hạn chế tình trạng ùn tắc kéo dài gây ô nhiễm môi trường; tổ chức và duy trì thường xuyên hoạt động phun nước ra đường tại các trục, tuyến đường giao thông chính của các đô thị, thành phố đhạn chế bụi phát tán, đặc biệt trong điều kiện thời tiết hanh khô, lặng gió. Thu gom triệt để đất, cát, xà bần, rác các trục, tuyến, gii phân cách đường giao thông.

e. Đôn đốc, kiểm tra các chủ dự án, đơn vị quản lý, thi công các công trình xây dựng, giao thông, cơ sở khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh (che chắn công trình, phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng, phun nước, rửa đường, rửa xe ra vào công trình v.v...);

g. Đôn đốc, kiểm tra các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thực hiện các biện pháp kiểm soát, xlý khí thải, đặc biệt là các cơ sở có phát sinh nguồn bụi, khí thải lớn, có nguy cơ cháy nổ cao; khuyến khích các cơ sở sản xuất thay thế các loại máy móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường; đôn đốc, giám sát các cơ sở sản xut thuộc đi tượng phải lp đặt quan trắc khí thải tự động và truyn dữ liệu v STài nguyên và Môi trường theo quy định;

h. Các địa phương tăng cường xử lý các cơ sở, hoạt động gây ô nhiễm không khí trên địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề xuất các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

i. Triển khai ngay việc tuyên truyền, vận động, có chính sách hỗ trợ các hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ hạn chế, tiến tới không sử dụng than, than tổ ong gây ô nhiễm môi trường trong sinh hoạt ngay từ đầu năm 2021. Hướng dẫn các hộ dân sử dụng hiệu quả rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thay cho việc đt; xử lý nghiêm các trường hợp đt cht thải không đúng quy đnh, gây ô nhiễm môi trường.

k. Rà soát quy hoạch đô thị để điều chỉnh, bổ sung (nếu cần) bảo đảm quy chun, tiêu chun, chú trọng quy hoạch cây xanh, mặt nước trong đô thị. Tăng cường giám sát, kim tra, xử lý sai phạm đi với việc thực hiện không đúng quy hoạch.

2. Giải pháp:

a. Quán triệt toàn diện trong hệ thống chính trị của tỉnh về: Bảo vệ môi trường không khí là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân.

- Mặt trận tổ quốc, các Đoàn thể, các sở, ban, ngành, UBND các địa phương tiếp tục quán triệt các nội dung về quản lý, bảo vệ môi trường tại các văn bản:

[...]