Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 498/KH-UBND năm 2022 thực hiện đề án “Bắc Ninh phấn đấu không còn thực phẩm không an toàn” giai đoạn 2022-2025 do tỉnh Bắc Ninh ban hành

Số hiệu 498/KH-UBND
Ngày ban hành 28/10/2022
Ngày có hiệu lực 28/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Vương Quốc Tuấn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 498/KH-UBND

Bắc Ninh, ngày 28 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẮC NINH PHẤN ĐẤU KHÔNG CÒN THỰC PHẨM KHÔNG AN TOÀN” GIAI ĐOẠN 2022-2025

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật

Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới;

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 06/06/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; Kết luận số 390-KL/TU ngày 9/6/2022 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 06/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm”;

Căn cứ Kết luận số 528-KL/TU ngày 18/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Bắ Ninh phấn đấu không còn thực phẩm không an tonaf” giai đoạn 2022-2025;

Căn cứ Quyết định số 736/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án “Bắc Ninh phấn đấu không còn thực phẩm bẩn”.

UBND tỉnh Bắc Ninh xây dựng Kế hoạch thực hiện đề án “Bắc Ninh phấn đấu không còn thực phẩm không an toàn” giai đoạn 2022-2025, với những nội dung cụ thể như sau:

I. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẮC NINH PHẤN ĐẤU KHÔNG CÒN THỰC PHẨM BẨN” GIAI ĐOẠN 2017-2021

Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 06/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm”.

Ngày 25/12/2017 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 736/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Bắc Ninh phấn đấu không còn thực phẩm bẩn”. Sau khi ban hành, Đề án đã được tổ chức triển khai thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng, nổi bật: kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh - thống nhất một đầu mối trong công tác quản lý nhà nước về ATTP; việc phân cấp, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng trong quản lý nhà nước giúp tăng cường, phát huy vai trò của các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong công tác đảm bảo ATTP; kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm, góp phần đảm bảo sức khoẻ và quyền lợi của người tiêu dùng; công tác thông tin truyền thông được đẩy mạnh giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể và người sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm cũng như nhân dân trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP; ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính, số vụ NĐTP từ 30 người mắc trở lên giảm 78% so với giai đoạn 2011-2016 …

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số tồn tại, một số mục tiêu, nhiệm vụ chưa hoàn thành: hoạt động của Ban chỉ đạo liên ngành ATTP một số xã, phường, thị trấn còn chưa thực sự hiệu quả; xây dựng và phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm còn chậm; công tác quản lý, giám sát nguồn gốc thực phẩm, xây dựng các điểm giết mổ gia súc, gia cầm còn gặp nhiều khó khăn…

II. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẮC NINH PHẤN ĐẤU KHÔNG CÒN THỰC PHẨM KHÔNG AN TOÀN” GIAI ĐOẠN 2022-2025

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm và nâng cao vai trò của các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP; đẩy mạnh quy hoạch và phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; tăng cường kiểm soát chất lượng, nguồn gốc nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm và phát triển chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn; nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong hành vi đảm bảo ATTP của người sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm.

2. Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025

2.1. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, xác định ý thức trách nhiệm và tuân thủ các quy định của pháp luật về ATTP

Đảm bảo 100% người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm người tiêu dùng thường xuyên được tiếp cận các thông tin về ATTP.

2.2. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông sản an toàn

- Nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, trong đó: tỷ trọng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất trồng trọt khoảng 35%, sản xuất chăn nuôi khoảng 48%, sản xuất thủy sản khoảng 50%.

- Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn: đến năm 2025, số lượng chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn tăng ≥ 150% so với giai đoạn 2017-2021.

- Phấn đấu đến năm 2025, các sản phẩm thực phẩm được chứng nhận OCOP chiếm khoảng 60% trong tổng số các sản phẩm được chứng nhận OCOP.

2.3. Nâng cao tỉ lệ tuân thủ các quy định của pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất ban đầu, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm

- 90% nông dân trồng rau thực hiện cam kết sản xuất rau an toàn.

- 80% cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ thực hiện cam kết chăn nuôi an toàn.

- Đến năm 2025, tăng thêm 01 - 02 điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh.

- 100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc ký cam kết đảm bảo ATTP theo quy định của pháp luật.

[...]