HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
12/NQ-HĐND
|
Thái
Nguyên, ngày 18 tháng 5 năm 2017
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương năm 2015;
Căn cứ các Nghị quyết của
Chính phủ: số 27/NQ-CP ngày 23/02/2013 về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Thái Nguyên; số 92/NQ-CP ngày
08/12/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời
kỳ mới;
Căn cứ các Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ: số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 phê duyệt Chiến lược phát triển
văn hóa đến năm 2020; số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 về phê duyệt Chiến lược
phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020; số 2473/2011/QĐ-TTg ngày
30/12/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn
năm 2030; số 629/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 về Chiến lược phát triển gia đình Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030; số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
số 321/QĐ-TTg ngày 18/02/2013 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch
giai đoạn 2013 - 2020; số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030; số 2228/QĐ-TTg ngày 18/11/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030;
Căn cứ các Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên: số 38/2014/NQ- HĐND ngày 18/5/2014 về việc
thông qua Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2020, định hướng đến năm 2030; số 39/2014/NQ-HĐND
ngày 18/5/2014 thông qua Đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; số 84/2015/NQ-HĐND ngày 26/8/2015 về quy định
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ và danh mục dự án dự kiến khởi công mới
thuộc vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh
Thái Nguyên;
Xét Tờ trình số 50/TTr-UBND
ngày 30/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Chương trình phát triển
văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020; Báo cáo thẩm
tra của Ban văn hóa - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Thông qua Chương trình phát triển văn hóa, thể thao
và du lịch tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2020.
(Có Chương trình tóm tắt kèm theo)
Điều 2.
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết, định
kỳ hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 3.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội
đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện
Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIII, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 18 tháng 5 năm
2017./.
TÓM TẮT
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số:12/NQ-HĐND ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
I. MỤC
TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Hướng mọi hoạt động văn hóa
vào việc xây dựng con người phát triển toàn diện, để văn hóa thấm sâu vào toàn
bộ đời sống của xã hội; xây dựng và phát triển thể dục, thể thao nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
tăng tuổi thọ của người dân theo tinh thần vì sự nghiệp dân cường, nước thịnh,
hội nhập và phát triển; phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của
tỉnh, gắn phát triển du lịch với việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản, bản sắc
văn hóa các dân tộc và bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Lĩnh vực văn hóa
Bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa: Hằng năm, có 02 di tích quốc gia, 10 di tích cấp tỉnh được xếp hạng;
tu bổ, phục hồi, tôn tạo từ 03 đến 05 di tích đã xếp hạng bị xuống cấp; có từ
02 đến 03 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục bảo vệ cấp quốc gia
và tổ chức phục hồi, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể đó.
Hoàn thành Đề án bảo tồn
phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; tiếp tục
triển khai Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể Trà
Thái Nguyên; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích cấp quốc gia đặc
biệt An toàn khu Định Hóa gắn với phát triển du lịch, gìn giữ và bảo vệ môi trường
sinh thái.
Đầu tư xây dựng Bảo tàng tỉnh
Thái Nguyên, sưu tầm mỗi năm từ 400 hiện vật trở lên; số tài liệu, hiện vật quý
hiếm trong Bảo tàng tỉnh được số hóa 50%.
Thư viện: Số lượng
sách, báo, tạp chí có chất lượng được bổ sung cho hệ thống thư viện tăng 10%; số
lượt bạn đọc tăng 23,3%; số bản sách luân chuyển xuống cơ sở đạt 11%; số tài liệu
quý hiếm trong Thư viện tỉnh được số hóa đạt 70%; mỗi năm thành lập từ 02 đến
05 Thư viện cấp xã.
Nghệ thuật biểu diễn:
100% các chương trình nghệ thuật, chương trình biểu diễn phục vụ các nhiệm vụ
chính trị, các sự kiện văn hóa trong nước và quốc tế đảm bảo chất lượng. Hằng
năm, dàn dựng 02 chương trình nghệ thuật; 194 buổi biểu diễn phục vụ các xã
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đối tượng chính sách; tổ chức từ 01
đến 02 lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc cho cộng đồng tại các huyện,
thành phố, thị xã.
Văn học nghệ thuật:
100% cán bộ làm công tác quản lý trong các cơ quan văn hóa nghệ thuật được tham
gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Điện ảnh và chiếu phim:
Phấn đấu xây dựng 01 rạp chiếu phim, quy mô 1.000 chỗ ngồi. Tổng số buổi chiếu đạt
1.140 buổi/năm.
Xây dựng đời sống văn hóa
cơ sở và gia đình: Phấn đấu có 90% trở lên hộ gia đình được công nhận và giữ
vững danh hiệu gia đình văn hóa; 70% tổ dân phố văn hóa; 65% làng, xóm văn hóa;
90% trở lên cơ quan đạt chuẩn văn hóa, 70% trở lên xã đạt chuẩn văn hóa nông
thôn mới. 70% xã, phường, thị trấn có mô hình Câu lạc bộ Phòng chống bạo lực
gia đình; 95% số hộ gia đình được tiếp cận thông tin về phòng chống bạo lực gia
đình; 90% lãnh đạo chính quyền, đoàn thể cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực
phòng chống bạo lực gia đình.
Thiết chế văn hóa: Phấn
đấu có 70 - 80% thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh, 60 - 65% Trung tâm Văn
hóa Thể thao, thư viện cấp huyện, 30 - 35% Trung tâm Văn hóa Thể thao xã, phường,
thị trấn đạt chuẩn theo quy định; 100% số xóm (thôn, bản), tổ dân phố hoặc liên
xóm (thôn, bản), liên tổ dân phố có nhà văn hóa, trong đó có 50% nhà văn hóa đạt
chuẩn theo quy định; 100% khu công nghiệp có quỹ đất và xây dựng được Trung tâm
Văn hóa - Thể thao phục vụ cho công nhân và người lao động.
2.2. Lĩnh vực thể dục
thể thao
Đối với thể thao quần
chúng: 30% số người tập thể dục, thể thao thường xuyên; 25% số gia đình luyện
tập thể dục thể thao; xây dựng được sân golf trên địa bàn tỉnh.
Đối với thể thao thành
tích cao: Có 350 vận động viên được đào tạo tập trung; trên 35 vận động
viên cấp kiện tướng; phấn đấu thể thao Thái Nguyên đứng vị trí 25 tại Đại hội
Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIII (năm 2018), đạt vị trí tốp đầu trong
các tỉnh miền núi trên toàn quốc.
Đối với thể dục thể thao
trường học: Đến năm 2020, 100% số trường phổ thông thực hiện đầy đủ chương
trình giáo dục thể chất nội khóa; 50% số trường học phổ thông có câu lạc bộ thể
dục, thể thao; 90% trường học có hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động
thể dục, thể thao; 100% các trường có đủ giáo viên và hướng dẫn viên thể dục,
thể thao thực hiện hoạt động thể thao ngoại khóa; 100% số học sinh được đánh
giá và phân loại thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.
Đối với thể dục, thể thao
trong lực lượng vũ trang: 85,5% số cán bộ chiến sỹ kiểm tra tiêu chuẩn rèn
luyện thể lực theo từng quân, binh chủng.
2.3. Lĩnh vực du lịch
Phấn đấu số lượt khách du lịch
đến Thái Nguyên tăng bình quân 15%/năm, đến năm 2020 đạt 3,6 triệu lượt khách;
tổng thu du lịch ước đạt 460 tỷ đồng. Số lượng phòng khách sạn tăng 1.000
phòng, trong đó phòng khách sạn 4 sao tăng 400 phòng; lao động trực tiếp tăng
33% (3.500 người).
II. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng
Các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến
cơ sở cần nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo; đổi mới phương thức
lãnh đạo và xác định xây dựng, phát triển văn hóa, thể thao, du lịch là nhiệm vụ
quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, xây
dựng con người là nguồn nhân lực quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; tuyên truyền,
nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị của tỉnh về vị trí, vai trò của
sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao, du lịch nhằm thực hiện thắng
lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước
Tập trung đổi mới, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao, du lịch. Đẩy nhanh việc
thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa, thể thao,
du lịch. Chú trọng nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát
triển văn hóa nông thôn, văn hóa trong các cơ quan, đơn vị.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa
cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội, giữa ngành văn hóa, thể thao,
du lịch với các ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp để phát triển
sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa trên
địa bàn tỉnh; chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng,
đạo đức; sự xâm nhập, chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa
- tư tưởng.
3. Giải pháp về cơ chế,
chính sách, tài chính
Tăng cường đầu tư cho văn hóa,
thể thao, du lịch, hằng năm phấn đấu đảm bảo nguồn kinh phí chi sự nghiệp văn
hóa, thể thao và du lịch đạt tỷ lệ 1,5% trong tổng chi cân đối ngân sách của tỉnh;
huy động nguồn lực xây dựng các xã đạt tiêu chí nông thôn mới; thu hút tối đa
nguồn vốn của các tổ chức, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và nguồn viện trợ
quốc tế cho hoạt động văn hóa, thể thao ở địa phương; xây dựng cơ chế hỗ trợ,
tài trợ từng phần cho các tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng cao, ưu
tiên các tác phẩm về đề tài lịch sử, truyền thống cách mạng địa phương; có
chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Xây dựng, bồi dưỡng
nguồn nhân lực
Kiện toàn, củng cố tổ chức bộ
máy của cơ quan, đơn vị làm công tác văn hóa, thể thao, du lịch từ tỉnh đến cơ
sở theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo
cán bộ nguồn lãnh đạo quản lý ngành; đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức. Lựa chọn, bố trí cán bộ
lãnh đạo, quản lý, tham mưu lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch có đủ năng lực,
trình độ và phẩm chất đạo đức đảm đương công việc.
Tạo điều kiện cho cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong lĩnh vực văn hóa, thể
thao và du lịch được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu công việc trong tình
hình mới.
5. Làm tốt công tác quy
hoạch và tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phát triển văn hóa, thể
thao, du lịch
Quan tâm, chú trọng, làm tốt
công tác quy hoạch văn hóa, thể thao và du lịch trình các cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Tăng cường các giải pháp nhằm xây dựng các tuyến phố văn minh đô thị đáp
ứng các điều kiện trở thành đô thị du lịch; xây dựng cơ sở vật chất cho Đoàn
Nghệ thuật tỉnh vừa có chức năng biểu diễn nghệ thuật vừa đào tạo, nghiên cứu,
bảo tồn di sản nghệ thuật truyền thống; xây dựng Bảo tàng tỉnh giai đoạn I; xây
dựng thư viện điện tử, thư viện số tại Thư viện tỉnh; đầu tư, mở rộng Không
gian Văn hóa Trà; khuyến khích và tạo điều kiện để phòng truyền thống cơ sở
phát triển; khuyến khích và tôn vinh các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ xây dựng
các chương trình giáo dục trong bảo tàng. Cải tạo, nâng cấp rạp chiếu phim với
thiết bị kỹ thuật số đạt tiêu chuẩn; đầu tư trang thiết bị chiếu phim kỹ thuật
số phù hợp cho Đội chiếu phim lưu động ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn. Từng bước đầu tư xây dựng Khu liên hợp thể thao của tỉnh; xây dựng
nhà tập luyện cho các đội tuyển tỉnh; đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo sân vận
động, nhà thi đấu Thái Nguyên theo quy hoạch đáp ứng được yêu cầu đào tạo, tập
luyện và tổ chức thi đấu các giải thể thao quốc gia, khu vực và quốc tế tại
Thái Nguyên.
Tiếp tục thực hiện giai đoạn
1 đầu tư xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
6. Tuyên truyền, đẩy mạnh
sự hợp tác với các tỉnh và quốc tế
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp
về vai trò của văn hóa, thể thao và du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, về trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, trong đảm bảo chất lượng dịch vụ
văn hóa, thể thao và du lịch và các dịch vụ công liên quan đến các hoạt động
trên, trong thực hiện xây dựng thương hiệu sản phẩm văn hóa, thể thao và du lịch,
tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia đóng góp công sức,
nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
III. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
* Tổng kinh phí thực hiện
Chương trình: 7.150 tỷ đồng. (Bảy nghìn một trăm năm mươi tỷ đồng)
* Nguồn kinh phí:
- Nguồn kinh phí Trung ương:
4.177 tỷ đồng
- Nguồn kinh phí địa phương:
1.233 tỷ đồng
- Nguồn kinh phí hợp pháp
khác: 1.740 tỷ đồng
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN