Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu 48/KH-UBND
Ngày ban hành 01/03/2021
Ngày có hiệu lực 01/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Dương Xuân Huyên
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 01 tháng 03 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Thực hiện Quyết định số 2232/QĐ-TTg ngày 28/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021 - 2025; Công văn số 212/LĐTBXH-BĐG ngày 26/01/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong xã hội, thay đổi hành vi thông qua việc nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân và phát triển, tăng cường khả năng đáp ứng của các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

2. Yêu cầu

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, sự tham gia của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh.

- Hoạt động của Chương trình đảm bảo tính đồng bộ xuyên suốt, thu hút sự tham gia của các cá nhân, gia đình và cộng đồng đối với Chương trình. Huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo điều kiện thực hiện tốt các nội dung Chương trình.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, ngăn chặn sự gia tăng của tình trạng này thông qua việc nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân và phát triển, tăng cường khả năng đáp ứng của các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, giảm dần số vụ bạo lực trên cơ sở giới.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Duy trì, mở rộng việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp cho nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới: nhà tạm lánh, chăm sóc y tế, tư vấn/tham vấn tâm lý, tư vấn pháp luật cơ bản; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn kỹ năng cho cán bộ, công chức, cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới tại cơ sở, đảm bảo được tập huấn ít nhất 01 lần/năm.

- 50% số nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ hỗ trợ; 50% số người gây bạo lực hoặc có nguy cơ gây bạo lực được phát hiện, tư vấn.

- 100% trường hợp có nhu cầu trợ giúp về bạo lực trên cơ sở giới được trợ giúp bằng các hình thức khác nhau.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng

Các sở, ngành, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Phạm vi: thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.

3. Thời gian thực hiện: từ năm 2021 đến năm 2025.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới bằng các hình thức đa dạng, phù hợp với các nhóm đối tượng

- Tăng cường công tác truyền thông và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền trực tiếp, trực tuyến phù hợp với từng nhóm đối tượng, tập trung ở các xã vùng sâu, vùng xa nơi còn tồn tại nhiều định kiến giới; chú trọng sự tham gia của những người có uy tín trong cộng đồng, nam giới, thanh thiếu niên nhằm tạo sự thay đổi trong xã hội; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong truyền thông, các hoạt động tuyên truyền mang tính tương tác tại các doanh nghiệp, trường học... nhằm xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.

- Mở rộng các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi hành vi và trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người bị bạo lực, người có nguy cơ bị bạo lực, người gây bạo lực và người có nguy cơ gây bạo lực như: hội thảo, tọa đàm, tập huấn, hội thi kiến thức, kỹ năng, thảo luận nhóm, tư vấn hỗ trợ cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp,…

- Tuyên truyền về các mô hình, các dịch vụ về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng và tại các trung tâm công tác xã hội, cơ sở khám chữa bệnh,… để người dân biết, sử dụng.

- Biên soạn và phát hành, xuất bản, nhân bản các tài liệu tờ rơi, áp phích, các sản phẩm truyền thông về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Thực hiện các phương án truyền thông phù hợp cho các trường hợp dịch bệnh, thiên tai trên diện rộng; truyền thông, phòng ngừa, ứng phó và giải quyết bạo lực trên cơ sở giới ở vùng dịch bệnh, thiên tai và các khu vực cách ly.

[...]