Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2024 đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 do tỉnh Bình Định ban hành

Số hiệu 47/KH-UBND
Ngày ban hành 08/03/2024
Ngày có hiệu lực 08/03/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Nguyễn Tuấn Thanh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/KH-UBND

Bình Định, ngày 08 tháng 03 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2023

Thực hiện quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN, Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, Kế hoạch số 198/KH-TTCP ngày 06/02/2024 của Thanh tra Chính phủ về đánh giá công tác PCTN đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023, UBND tỉnh Bình Định ban hành kế hoạch triển khai như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Trên cơ sở kết quả đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh trong các năm qua, tiếp tục triển khai thực hiện việc đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2023 theo quy định của Luật PCTN năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ nhằm đánh giá đúng, khách quan và khuyến khích những nỗ lực, kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc UBND tỉnh (sau đây gọi chung là các cơ quan thuộc UBND tỉnh) và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực.

2. Yêu cầu

Việc đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2023 phải bảo đảm chính xác, khách quan, khoa học, tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi, phương pháp và tiến độ thực hiện theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND tỉnh với Thanh tra Chính phủ; giữa Thanh tra tỉnh với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan thuộc UBND tỉnh. Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Phạm vi đánh giá

Phạm vi đánh giá bao gồm: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về PCTN và kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng; kết quả thu hồi tài sản tham nhũng thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan.

2. Thời kỳ đánh giá

Thời kỳ đánh giá là các hoạt động quản lý nhà nước và kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, kết quả thu hồi tài sản tham nhũng thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/12/2023.

3. Nội dung tiêu chí đánh giá

Thực hiện theo quy định của Luật PCTN năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ, “Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2023” do Thanh tra Chính phủ ban hành; bao gồm 4 nội dung sau:

3.1. Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN

Tiêu chí đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN gồm các nội dung: Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN; kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN; kiểm tra, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN; phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN; việc ban hành kế hoạch và kết quả thực hiện công tác tiếp công dân của Chủ tịch UBND tỉnh.

3.2. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng bao gồm: Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.

- Đối với việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, đánh giá các nội dung: Kết quả thực hiện công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 10 Luật PCTN năm 2018; kết quả cải cách hành chính (Quy đổi từ điểm PAR index 2023); kết quả ban hành, thực hiện định mức, chế độ, tiêu chuẩn; kết quả kiểm soát xung đột lợi ích; kết quả chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập; kết quả thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc...

- Đối với việc thực hiện biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước (bao gồm: (1) các tổ chức xã hội do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ hoạt động có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện; (2) các công ty đại chúng; (3) các tổ chức tín dụng), đánh giá các nội dung: Việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng; kết quả xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm tra nội bộ trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; kết quả kiểm soát xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; kết quả thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; kết quả công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN theo quy định của pháp luật (nếu có).

3.3. Việc phát hiện và xử lý tham nhũng

Tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng, bao gồm các nội dung: Kết quả phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng qua công tác tự kiểm tra; kết quả phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát; kết quả phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh; kết quả phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng qua công tác điều tra, truy tố, xét xử; kết quả xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN (nếu có).

3.4. Việc thu hồi tài sản tham nhũng

Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng bao gồm: Kết quả thu hồi tiền, tài sản tham nhũng qua công tác tự kiểm tra; kết quả thu hồi tiền, tài sản tham nhũng qua công tác giám sát, thanh tra, giải quyết đơn tố cáo, phản ánh và kết quả thu hồi tiền, tài sản tham nhũng qua công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

4. Thời gian tiến hành đánh giá

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giúp UBND tỉnh thu thập thông tin, tài liệu, tổng hợp số liệu, lập hồ sơ đánh giá và xây dựng dự thảo Báo cáo tự đánh giá công tác PCTN của tỉnh năm 2023, trình UBND tỉnh xem xét, báo cáo Thanh tra Chính phủ trước ngày 31/5/2024.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]