Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 47/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2019

Số hiệu 47/KH-UBND
Ngày ban hành 27/03/2019
Ngày có hiệu lực 27/03/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Nguyễn Thanh Tịnh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 27 tháng 3 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2019

Thực hiện Quyết định số 278/QĐ-BYT ngày 22/01/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2019, như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2018

I. Tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm năm 2018

1. Tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới

1.1. Bệnh do vi rút Ebola

Theo thông tin từ Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR), tình hình dịch bệnh Ebola tại khu vực Tây Phi đã được kiểm soát. Tuy nhiên, từ tháng 4/2018 đến nay, Cộng hòa dân chủ Công Gô (Công Gô) đã ghi nhận đợt dịch thứ 9 tại quốc gia này kể từ năm 1976, đợt dịch gần nhất xảy ra vào tháng 12 năm 2017. Trong năm 2018, Công Gô đã ghi nhận 422 trường hợp mắc, 242 trường hợp tử vong. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá khả năng bùng phát dịch bệnh Ebola tại Cộng hòa dân chủ Công Gô vẫn ở mức cao dù quốc gia này cũng đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống và triển khai việc điều trị bệnh bằng các loại thuốc mới

1.2. Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS-CoV)

Từ đu năm 2017 đến nay, dịch MERS-CoV vẫn được ghi nhận rải rác tại khu vực Trung Đông (Quata, Ả Rập Xê Út, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất). Gần đây nhất, WHO thông báo từ ngày 16-30/10/2018 đã ghi nhận thêm 04 trường hợp mắc mới MERS-CoV trong đó có 01 trường hợp tử vong tại Vương quốc Ả rập thống nhất. Như vậy, trong năm 2018 nước này đã ghi nhận trên 130 trường hợp mắc, trong đó có 54 trường hợp tử vong. Hầu hết các trường hợp mắc có tiền sử tiếp xúc với lạc đà, các sản phẩm từ lạc đà hoặc có tiếp xúc với trường hợp bệnh. Từ năm 2012 đến nay, trên toàn cầu đã ghi nhận 2.266 trường hợp mắc MERS-CoV, trong đó có 804 trường hợp tử vong.

1.3. Bệnh cúm gia cầm

1.3.1. Cúm A(H7N9)

Bệnh cúm A(H7N9) bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc từ tháng 3 năm 2013, có nguồn gốc từ cúm trên gia cầm. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã ghi nhận 6 đợt dịch, chủ yếu tập trung vào mùa đông xuân. Năm 2017 ghi nhận đợt dịch ln thứ 5 là đợt dịch lớn nhất cả về quy mô, số lượng mắc và tốc độ lây lan với hơn 786 trường hợp mắc tại 18 tỉnh, thành phố, trong đó có 300 trường hợp tử vong. Ngoài ra, từ 10/01/2017, đã phát hiện chủng vi rút cúm A(H7N9) độc lực cao gây bệnh ở gia cầm. Trong năm 2018, Trung Quốc ghi nhận 02 trường hợp mắc mới. Từ năm 2013 đến nay, ghi nhận 1.567 trường hợp mắc cúm A(H7N9).

1.3.2. Cúm A(H5N1)

Trong năm 2018, không ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H5N1), tích lũy từ năm 2003 đến nay ghi nhận 860 trường hợp mắc tại 16 quốc gia, trong đó có 454 trường hợp tử vong.

1.3.3. Cúm A(H7N4)

Tại Trung Quốc ngày 14 tháng 2 năm 2018, Ủy ban Y tế Quốc gia và Kế hoạch hóa Gia đình (NHFPC) của Trung Quốc đã thông báo 01 trường hợp nhiễm trùng ở người với vi rút cúm A (H7N4). Đây là trường hợp nhiễm cúm gia cm A (H7N4) đầu tiên ở người được báo cáo trên toàn thế giới. Bệnh nhân đã báo cáo tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống trước khi xuất hiện các triệu chứng. Trình tự di truyền của vi rút cúm A (H7N4) này cho thấy tất cả các phân đoạn vi rút có nguồn gốc từ vi rút cúm gia cm.

1.4. Bệnh Sốt vàng

Ngày 19/5/2016 Ủy ban Khẩn cấp Điều lệ Y tế quốc tế của WHO đã họp về tình hình dịch bệnh sốt vàng tại châu Phi và công bố dịch sốt vàng tại Angola và Cộng hòa dân chủ Công Gô là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng đòi hỏi đáp ứng dịch mạnh mẽ tại quốc gia bị ảnh hưởng và tăng cường hỗ trợ quốc tế. Từ đó đến năm 2018, nhờ sự can thiệp bằng các chiến dịch sử dụng vắc xin của WHO và các nước có dịch, các khu vực có ghi nhận dịch sốt vàng lớn như Angola, Cộng hòa dân chủ Công Gô đã không còn ghi nhận dịch bệnh bùng phát lớn. Tuy nhiên, các quốc gia khác (Ethiopia, Gambia, Senegal, Nigeria và Hà Lan, Brazil) vẫn ghi nhận một số trường hợp bệnh rải rác, xâm nhập.

1.5. Bệnh Tay chân miệng

Ghi nhận số mắc gia tăng tại nhiều quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương như: Trung Quốc (377.629 trường hợp mắc, trong đó có 04 trường hợp tử vong, so với năm 2017, số mắc tăng 27%), Malaysia (53.156 trường hợp mắc, trong đó có 02 trường hợp tử vong), Nhật Bản (69.041 trường hợp mắc), Singapore (26.252 trường hợp mc), Hàn Quốc, Hng Kông, Ma Cao (Trung Quốc) và ph biến tại nhiều nước châu Á.

1.6. Bệnh Sốt xuất huyết Dengue

Bệnh sốt xuất huyết Dengue hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng nan giải trên toàn cầu và được WHO đánh giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất. Hiện bệnh đã lưu hành tại 128 quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng Đông Nam Á, châu Phi, châu Mỹ, khu vực phía Đông Địa Trung Hải, trong đó Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nnhất. Theo WHO, mi năm có khoảng 390 triệu trường hợp mắc, phn lớn là trẻ em dưới 15 tui, tỷ lệ tử vong trung bình do st xuất huyết khoảng 2,5-5%.

1.7. Bệnh Sởi

Năm 2018, trên thế giới ghi nhận 281.488 trường hợp mắc sởi tại 184/194 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến 03/12/2018, dịch bệnh sởi ghi nhận smắc tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt có sự gia tăng smắc tới 2,6 lần tại khu vực châu Âu, trong đó có một số nước đã công bloại trừ bệnh sởi như Đức và Nga. Nguyên nhân dịch sởi gia tăng tại các nước châu Âu là do tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi không đạt tại nhiều nước, như tại Ucraina tỷ lệ tiêm vc xin sởi chỉ đạt 31%. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương số mắc sởi tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2017, ghi nhận nhiều tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc..., trong đó tại Philippines số mắc sởi tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm 2017.

1.8. Bệnh Tả

- Tại Zimbabwe: tính đến ngày 3 tháng 10 năm 2018, ghi nhận 8.535 trường hợp tích lũy, bao gồm 163 trường hợp được xác nhận trong phòng thí nghiệm và 50 trường hợp tử vong đã được báo cáo (tỷ lệ tử vong trong trường hợp: 0,6%). Trong số 8340 trường hợp được biết tuổi, phần lớn (56%) ở độ tuổi từ 5 đến 35 tuổi. Nam và nữ đã bị ảnh hưởng như nhau bởi sự bùng phát. Tác nhân gây bệnh được xác định là Vibrio cholera O1 serotype Ogawa.

[...]