Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2018 về thành lập, nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020
Số hiệu | 47/KH-UBND |
Ngày ban hành | 11/04/2018 |
Ngày có hiệu lực | 11/04/2018 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hòa Bình |
Người ký | Nguyễn Văn Quang |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/KH-UBND |
Hòa Bình, ngày 11 tháng 4 năm 2018 |
Căn cứ Quyết định số 1740/QĐ-UBND, ngày 13/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (CLB LTH TGN) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thành lập, nhân rộng mô hình CLB LTH TGN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020, như sau:
1. Mục tiêu
Thành lập và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, thông qua cách tiếp cận liên thế hệ, tự giúp nhau dựa vào cộng đồng; hỗ trợ cải thiện điều kiện sống và đổi mới đời sống tinh thần cho người cao tuổi ở cộng đồng dân cư, đặc biệt hướng tới giúp đỡ người cao tuổi nghèo, cận nghèo và khó khăn tại cộng đồng, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2012-2020.
Tăng cường sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Người cao tuổi các cấp và cộng đồng dân cư trong công tác chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi trên địa bàn tỉnh.
2. Chỉ tiêu
* Năm 2018: Thành lập mới 05 Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau tại 05 cơ sở, gồm có:
- Xã Yên Lạc, huyện Yên Thủy.
- Xã An Bình, huyện Lạc Thủy.
- Xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi.
- Xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn.
- Phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình.
* Năm 2019, Thành lập mới 06 Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau tại 06 cơ sở, gồm có:
- Xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn.
- Xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn.
- Thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc.
- Xã Thu Phong, huyện Cao Phong.
- Xã Mai Hịch, huyện Mai Châu.
- Xã Địch Giáo, huyện Tân Lạc.
Cuối năm 2019, tổng kết, đánh giá 11 mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau được thành lập năm 2018, 2019.
- Năm 2020:
Nhân rộng, xây dựng mới từ 80 và phấn đấu đạt khoảng 150 Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau toàn tỉnh. Đồng thời, duy trì tốt hoạt động của 11 câu lạc bộ được thành lập ở giai đoạn 2018-2019.
Các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau bảo đảm chất lượng, chỉ tiêu theo quy định như: mỗi câu lạc bộ có từ 50 - 70 thành viên, trong đó: 70% là người cao tuổi (từ 55 tuổi trở lên), 60 - 70% là phụ nữ, 60% - 70% là người nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn; có ít nhất 50% thành viên được vay vốn bằng tiền hoặc hiện vật và cải thiện thu nhập; 80% Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau được tập huấn và giám sát theo quy chế.
1. Phạm vi thực hiện: Kế hoạch được triển khai trên địa bàn tỉnh.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/KH-UBND |
Hòa Bình, ngày 11 tháng 4 năm 2018 |
Căn cứ Quyết định số 1740/QĐ-UBND, ngày 13/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (CLB LTH TGN) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thành lập, nhân rộng mô hình CLB LTH TGN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020, như sau:
1. Mục tiêu
Thành lập và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, thông qua cách tiếp cận liên thế hệ, tự giúp nhau dựa vào cộng đồng; hỗ trợ cải thiện điều kiện sống và đổi mới đời sống tinh thần cho người cao tuổi ở cộng đồng dân cư, đặc biệt hướng tới giúp đỡ người cao tuổi nghèo, cận nghèo và khó khăn tại cộng đồng, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2012-2020.
Tăng cường sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Người cao tuổi các cấp và cộng đồng dân cư trong công tác chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi trên địa bàn tỉnh.
2. Chỉ tiêu
* Năm 2018: Thành lập mới 05 Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau tại 05 cơ sở, gồm có:
- Xã Yên Lạc, huyện Yên Thủy.
- Xã An Bình, huyện Lạc Thủy.
- Xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi.
- Xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn.
- Phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình.
* Năm 2019, Thành lập mới 06 Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau tại 06 cơ sở, gồm có:
- Xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn.
- Xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn.
- Thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc.
- Xã Thu Phong, huyện Cao Phong.
- Xã Mai Hịch, huyện Mai Châu.
- Xã Địch Giáo, huyện Tân Lạc.
Cuối năm 2019, tổng kết, đánh giá 11 mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau được thành lập năm 2018, 2019.
- Năm 2020:
Nhân rộng, xây dựng mới từ 80 và phấn đấu đạt khoảng 150 Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau toàn tỉnh. Đồng thời, duy trì tốt hoạt động của 11 câu lạc bộ được thành lập ở giai đoạn 2018-2019.
Các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau bảo đảm chất lượng, chỉ tiêu theo quy định như: mỗi câu lạc bộ có từ 50 - 70 thành viên, trong đó: 70% là người cao tuổi (từ 55 tuổi trở lên), 60 - 70% là phụ nữ, 60% - 70% là người nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn; có ít nhất 50% thành viên được vay vốn bằng tiền hoặc hiện vật và cải thiện thu nhập; 80% Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau được tập huấn và giám sát theo quy chế.
1. Phạm vi thực hiện: Kế hoạch được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng: Người cao tuổi và gia đình của họ, phụ nữ và các thành viên khác trong cộng đồng, đặc biệt người cao tuổi là phụ nữ nghèo, cận nghèo, khó khăn, cô đơn không nơi nương tựa.
1. Lập kế hoạch, xây dựng tài liệu hướng dẫn và tuyên truyền
- Xây dựng kế hoạch cụ thể về tiến độ xây dựng Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau, ngân sách, hoạt động (theo từng giai đoạn).
- Hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai thực hiện đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau tại địa phương.
- Xây dựng quy định về mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau gồm: tiêu chí, quy định về cơ cấu tổ chức, điều lệ, nội dung hoạt động, cơ chế huy động nguồn lực, quản lý tài chính, quy trình thành lập câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.
- Xây dựng bộ tài liệu về mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau gồm: Sổ tay hướng dẫn thành lập, quản lý mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và các tài liệu (hướng dẫn hoạt động tăng thu nhập, chăm sóc sức khỏe, tình nguyện viên chăm sóc tại nhà, hỏi đáp về quyền và lợi ích của người cao tuổi).
- Tuyên truyền về đề án và mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau (tài liệu tuyên truyền, phối hợp với truyền thông, tổ chức hội thảo).
2. Tập huấn kỹ thuật để nhân rộng Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau tại địa phương
- Tập huấn cho cán bộ triển khai đề án, cán bộ Hội Người cao tuổi thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau và cán bộ liên quan của các huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn (theo hình thức tập huấn cho giảng viên, tập huấn mẫu, tập huấn điểm tại huyện) về phương pháp thành lập, quản lý, các hoạt động của câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, tham quan mô hình.
- Hướng dẫn triển khai các hoạt động tại các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau (lập kế hoạch, vay vốn, tăng thu nhập, văn nghệ thể thao, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ cộng đồng, tình nguyện viên chăm sóc tại nhà, vận động nguồn lực, bảo vệ quyền, truyền thông v.v...)
- Các hoạt động trên được tiến hành ở các cơ sở tại Khoản 2, Mục I của Kế hoạch và theo Phụ lục Kế hoạch hoạt động (kèm theo) nhằm thành lập các câu lạc bộ có chất lượng đảm bảo, sau đó nhân rộng ra toàn tỉnh.
3. Thành lập các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau, hỗ trợ nguồn quỹ ban đầu cho các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, hỗ trợ trang thiết bị hoạt động ban đầu
- Lựa chọn các địa phương phù hợp, chuẩn bị các nguồn lực, nhân sự để thành lập các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau.
- Phối hợp với chính quyền và Ban đại diện Hội Người cao tuổi các huyện, thành phố, Hội người cao tuổi cơ sở thành lập Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau theo đúng quy trình quy định.
4. Giám sát, hỗ trợ, nâng cao năng lực cho các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau đang hoạt động để làm nòng cốt nhân rộng các câu lạc bộ mới
- Tổ chức các chuyến giám sát và hướng dẫn kỹ thuật tại chỗ cho các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau (giám sát mẫu, giám sát điểm...).
- Tiến hành kiểm tra giám sát, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau. Thực hiện công tác báo cáo, sơ kết, tổng kết (6 tháng, 1 năm) ở các địa phương và quy mô toàn tỉnh.
1. Truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau và về người cao tuổi
- Phối hợp với Hội Người cao tuổi Việt Nam và các cơ quan truyền thông địa phương để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác động và hiệu quả của Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau và về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
- Tham dự các hội thảo, hội nghị do Trung ương tổ chức để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về phổ biến, xây dựng và duy trì hoạt động các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau.
- Tổ chức tham quan mô hình, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm để phổ biến, xây dựng Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau.
- Tuyên truyền gương điển hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau và tác động của mô hình trong công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
2. Huy động nguồn lực, vận động các tổ chức, xã hội, doanh nghiệp tham gia nhân rộng Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau
- Ngân sách hỗ trợ ban đầu và thường xuyên (nếu có) từ Ủy ban nhân dân tỉnh, các huyện và xã dự định thành lập Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau.
- Kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp ủng hộ Quỹ toàn dân chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
- Vận dụng nguồn lực từ Quỹ toàn dân chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; các nguồn Quỹ liên quan (Quỹ vì người nghèo; Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; Quỹ hỗ trợ nông dân...).
- Huy động sự đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân, cộng đồng, hội viên Hội Người cao tuổi và các thành viên câu lạc bộ.
- Lồng ghép nguồn lực của các chương trình, dự án có liên quan tại địa phương; tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực phân bổ từ Đề án của Trung ương.
3. Phối hợp với các Sở, ngành tạo điều kiện hỗ trợ thành lập và hoạt động của câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau
- Hội Người cao tuổi tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương lập kế hoạch triển khai thực hiện Đề án; lồng ghép với chính sách phát triển kinh tế - xã hội; huy động sự tham gia của chính quyền (theo Điều 24, Luật Người cao tuổi và Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi) để các thành viên câu lạc bộ được vay vốn sản xuất giảm nghèo.
- Hội Người cao tuổi tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh để truyền thông, hướng dẫn Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau kiến thức sản xuất và lồng ghép nguồn lực từ chương trình nông nghiệp, nông thôn mới.
- Hội Người cao tuổi tỉnh phối hợp với Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tuyên truyền, thể dục thể thao, dưỡng sinh, văn nghệ... của các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau.
Hội Người cao tuổi tỉnh phối hợp với Ban công tác người cao tuổi tỉnh, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh... tham gia huy động nguồn lực để thành lập, quản lý và giúp đỡ các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau hoạt động.
1. Ngân sách nhà nước: hỗ trợ kinh phí cho các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong phạm vi hoạt động của Đề án.
2. Huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật
- Đẩy mạnh huy động đóng góp từ nguồn xã hội hóa để nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau, vận động các tổ chức, cá nhân tài trợ hoặc tham gia thực hiện.
- Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể lồng ghép nguồn lực của các chương trình, dự án khác tại địa phương để hỗ trợ thực hiện kế hoạch và tổ chức các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi.
3. Huy động đóng góp của các hội viên, từ các nguồn Quỹ tại địa phương
- Phối hợp với Hội đồng quản lý Quỹ các cấp sử dụng nguồn lực từ các Quỹ toàn dân chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi và các nguồn quỹ khác ở các cấp (tỉnh, huyện, xã...) để hỗ trợ nguồn quỹ ban đầu cho các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau nhằm mục đích giảm nghèo cho các thành viên câu lạc bộ.
- Huy động sự đóng góp của cá nhân, cộng đồng, của hội viên Hội Người cao tuổi và các thành viên Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau.
4. Vận động nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức quốc tế
- Thông qua hoạt động hợp tác quốc tế để xây dựng các dự án về nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau.
- Vận động sự đóng góp, tài trợ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, cá nhân các nước và quốc tế để nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau.
1. Hội Người cao tuổi tỉnh
Căn cứ hướng dẫn của Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành Trung ương, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện; hướng dẫn Ban đại diện Hội Người cao tuổi các huyện, thành phố thành lập Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau theo kế hoạch; tạo điều kiện hỗ trợ thành lập và hoạt động của câu lạc bộ.
- Tổ chức giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện và các phát sinh trong quá trình triển khai; kiến nghị những điều chỉnh cần thiết, phù hợp với thực tế của từng giai đoạn.
- Phối hợp với chính quyền các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội - nghề nghiệp, vận dụng sử dụng nguồn Quỹ toàn dân chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, các nguồn quỹ khác có liên quan để hỗ trợ thực hiện.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp chặt chẽ với Hội Người cao tuổi tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án; lồng ghép vào các chương trình quốc gia và các dự án khác có liên quan để thực hiện; giám sát, đánh giá việc triển khai, thực hiện. Thực hiện tốt các chính sách về chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi theo quy định.
3. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng ngân sách và chế độ tài chính hiện hành, tham mưu báo cáo UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ kinh phí triển khai. Hướng dẫn các đơn vị lập dự toán theo quy định, kiểm tra việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí hoạt động.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chỉ đạo ngành dọc tạo điều kiện hỗ trợ nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau; tạo điều kiện cho các câu lạc bộ tham gia các chương trình giảm nghèo bền vững, khuyến nông, xây dựng nông thôn mới.
5. Sở Y tế
Chỉ đạo ngành dọc tạo điều kiện cho các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau được khám sức khỏe định kỳ, tuyên truyền, phổ biến về chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi cô đơn, khó khăn. Hỗ trợ kỹ thuật để thành lập đội ngũ tình nguyện viên chăm sóc người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo ngành dọc tạo điều kiện cơ sở vật chất, giúp đỡ về chuyên môn cho các hoạt động thể dục thể thao, dưỡng sinh, sinh hoạt văn nghệ... của các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau.
7. Sở Ngoại vụ
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan vận động; thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) và các nguồn vốn hỗ trợ Chính phủ; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của tỉnh.
- Là đầu mối, hỗ trợ Hội Người cao tuổi và các địa phương tìm nguồn hỗ trợ kỹ thuật hoặc tài chính từ các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ... và hợp tác quốc tế để nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, cổng thông tin điện tử, Đài truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, hệ thống truyền thanh cơ sở tuyên truyền và nâng cao nhận thức về Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau.
9. Báo Hòa Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình
Phối hợp với Hội Người cao tuổi tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội
Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực hưởng ứng việc vận động các nguồn lực thực hiện Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau, lồng ghép với mô hình Tổ Liên gia tự quản trong thực hiện 5 nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Căn cứ vào tình hình thực tế địa phương, chỉ đạo Hội Người cao tuổi cùng cấp phối hợp với các phòng, ban liên quan triển khai việc thành lập và nhân rộng, duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn.
Xem xét hỗ trợ kinh phí, lồng ghép các nguồn lực liên quan và huy động các nguồn lực xã hội hóa ở địa phương để thực hiện thành lập và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau có hiệu quả.
Tuyên truyền về Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau để thực hiện tốt công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi địa phương.
Yêu cầu các Sở, Ban, Ngành; UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chủ động triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
(Kèm theo KH số 47/KH-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2018)
Kết quả đầu ra |
Hoạt động |
Năm thứ nhất/Tháng |
Năm thứ hai |
Năm thứ ba |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
||
Thành lập các Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau (CLB LTH TGN) |
1.1.1 Thành lập CLB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nâng cao năng lực cho Ban chủ nhiệm CLB |
1.2.1 Tập huấn 5 ngày cho Ban Chủ nhiệm (BCN) và Hội NCT cơ sở (1 tập huấn x 3 năm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2.2 Các CLB tiến hành sinh hoạt tháng và các hoạt động khác trong tháng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2.3 Tiến hành các họp sơ kết và tập huấn bổ sung hàng quý cho các CLB và Hội NCT (trong năm 1: họp quý 2 ngày x 2 lần; Năm 2: họp quý 2 ngày x 2 lần cho các CLB thành lập năm 2 và 1 lần cho CLB thành lập năm 1; Năm 3: họp quý 2 ngày x 2 lần cho các CLB thành lập năm 3 và 1 lần cho CLB thành lập năm 2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2.4 Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật hàng tháng cho các Ban Chủ nhiệm CLB (BCN) và Hội NCT cơ sở |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2.5 Các CLB LHT TGN trao đổi/đối thoại với Chính quyền địa phương/các nhà cung cấp dịch vụ hoặc tham gia vào các cuộc họp tại địa phương nhằm đóng góp/đề xuất ý kiến về các vấn đề quan tâm của cộng đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thu nhập của thành viên CLB được tăng lên thông qua được vay vốn và hỗ trợ kỹ thuật |
2.1.1 Hỗ trợ ban đầu cho quỹ vốn vay quay vòng của CLB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1.2 Giới thiệu về các hoạt động tăng thu nhập phù hợp và thân thiện với NCT và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1.3 Hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên trong quản lý nguồn quỹ vốn vay và hoạt động tăng thu nhập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sức khỏe của thành viên CLB và người dễ bị tổn thương được cải thiện thông qua tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe |
3.1.1 Tăng cường sức khỏe thông qua các kiến thức Tự chăm sóc sức khỏe và tập thể dục thường xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1.2 Tập huấn cho các trợ lý chăm sóc được trả công, Tình nguyện viên chăm sóc tại nhà, BCN và các đối tác địa phương (Hoạt động dự kiến, sẽ được quyết định sau tùy tình hình thực tế) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1.3 Cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà cho người có nhu cầu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1.4 Theo dõi sức khỏe (đo huyết áp, cân nặng) và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1.5 Tăng cường tiếp cận với bảo hiểm y tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các nhóm dễ bị tổn thương được tiếp cận tốt hơn với quyền lợi của mình |
4.1.1 CLB tổ chức các buổi truyền thông về chế độ chính sách |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.1.2 Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát việc thực hiện chính sách nhà nước trong CLB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Năng lực nhân rộng CLB LTH TGN của Hội NCT và chính quyền địa phương được tăng lên thông qua tập huấn, vận động chính sách |
5.1.1 Tài liệu hóa các bài học kinh nghiệm và các điển hình tốt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1.2 Tổ chức các buổi trao đổi/đối thoại với chính quyền địa phương và Trung ương và Hội NCT các cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1.3 Chia sẻ mô hình CLB LTH TGN của dự án và hỗ trợ kỹ thuật cho Hội NCT và chính quyền các cấp (kết hợp với các hoạt động thường xuyên của Hội NCT Tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1.4 Tập huấn cho các CLB LTH TGN do địa phương tự nhân rộng tại các địa bàn ngoài Dự án (Hoạt động dự kiến, sẽ được quyết định sau tùy tình hình thực tế) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1.5 Tổ chức các lớp sơ kết và tập huấn bổ sung cho các CLB LTH TGN do địa phương tự thành lập tại các địa bàn ngoài Dự án (Hoạt động dự kiến, sẽ được quyết định sau tùy tình hình thực tế) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1.6 Tổ chức các chuyến tham quan học hỏi, giới thiệu mô hình CLB LTH TGN cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà tài trợ tiềm năng và báo chí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1.7 Hội nghị Sơ kết dự án hàng năm và cuối dự án |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|